-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Lịch Sử Tính Dục - I: Khát Khao Được Biết
Tác giả:Michel Foucault
Dịch giả: Trịnh Huy Hoá
Nxb: Tổng Hợp
Kích thước: 14 x 20.5 cm
Số trang: 260
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
Bộ sách Lịch sử tính dục (Histoire de la sexualité) (gồm 3 tập) của Michel Foucault là một nghiên cứu xuất sắc và đáng chú ý bậc nhất trong sự nghiệp của ông, được xuất bản dựa trên loạt bài giảng vào cuối những năm 1970 tại Collège de France về tính dục trong văn hóa phương Tây.
Lịch sử tính dục không phải là bộ biên niên sử về hành vi tính dục của con người. Thay vào đó, Foucault đi tìm manh mối đã kết nối tính dục với việc truy cầu sự thật trong nhiều thế kỷ qua, cũng như cách thức và lý do con người tập trung vào tính dục để xây dựng tri thức “chân lý” về chính họ.
Với kiến thức uyên bác, cách diễn giải chặt chẽ và những quan điểm mới mẻ có tính phát hiện cao, Lịch sử tính dục đã ảnh hưởng sâu sắc đến chủ nghĩa hậu cấu trúc, diễn ngôn quyền lực, lý thuyết xã hội, lịch sử nữ tính cũng như các trào lưu phê bình văn học và nghệ thuật. Trong tác phẩm này, Foucault sử dụng nhiều phương pháp khoa học khác nhau để nghiên cứu hệ thống tri thức, quyền lực và ý chí lịch sử trong việc tạo nên cơ thể chúng ta gắn với các câu chuyện tính dục từ thế kỷ 16 đến thời hiện đại. Diễn giải của ông thể hiện niềm hy vọng rằng đạo đức Hy Lạp La Mã cổ đại có thể cứu rỗi thời hiện đại, nơi mà ham muốn và hạnh phúc không bị đè nén mà được kiểm soát vừa phải và sử dụng hợp lý.
Đây là một tác phẩm không thể thiếu đối với những ai quan tâm đến việc nghiên cứu về tính dục, quyền lực và tri thức trong xã hội.
Tập 1: Khát khao được biết xuất bản lần đầu năm 1976. Trong tập này, Foucault chỉ trích “giả thuyết đè nén”, đưa ra những kiến giải về việc tại sao vấn đề tính dục luôn thu hút sự quan tâm phân tích của chúng ta, đồng thời khám phá các cơ chế xã hội và tâm lý đã dẫn dắt con người định nghĩa bản thân thông qua tính dục của chính mình.
Nhận xét đánh giá