-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Chủ Đề (Τοπικά)
Tác giả: Aristotle
Dịch giả: Lê Hải Anh
Nhà xuất bản: Đà Nẵng
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 316
Loại bìa: Bìa mềm
Dịch theo bản tiếng Anh của Sir Arthur Wallace Pickard-Cambridge
Cùng với “Biện Luận”, “Chủ Đề” là bộ công cụ tư duy quan trọng đặc biệt trong biểu đạt thực tại bằng ngôn ngữ (thông qua nói hoặc viết). “Chủ Đề” đưa ra một loạt các chỉ dẫn về cách chúng ta “định nghĩa”, “suy luận”, “diễn đạt”… sự vật và sự việc, cũng như cách hình thành các luận thuyết.
“Chủ Đề” của Aristotle đặc biệt đi sâu giải thích khái niệm biện chứng và các phương pháp biện chứng. Bên cạnh đó, Aristotle cũng chỉ ra các lỗi lập luận và các ngụy biện thường thấy, từ đó hướng dẫn cách tránh rơi vào ngụy biện hay lập luận vòng quanh.
Luận thuyết của chúng ta nhằm đi tìm một chuỗi truy vấn, mà nhờ đó ta có thể suy luận từ các quan điểm thường được chấp nhận về mọi vấn đề đặt ra cho chúng ta, và giúp bản thân chúng ta, khi đứng trước một cuộc tranh luận, tránh nói về bất cứ những gì gây cản trở cho mình. Trước tiên, ta phải làm rõ suy luận (reasoning) và các biến thể của nó để hiểu được suy luận biện chứng (dialectical reasoning), bởi đây là đề tài mà chúng ta tìm kiếm trong luận thuyết này.
Quyển I, chương 1
Chúng ta sẽ hoàn toàn sở hữu phương pháp tiến hành [suy luận] khi chúng ta áp dụng phương thức tương tự như đối với biện luận, y học, và các khoa học tương tự khác: tức là ta thực hiện để đạt mục đích từ mọi cách thức sẵn có. Dù không phải phương pháp nào cũng sẽ được biện luận gia dùng để biện thuyết, hay sẽ được bác sĩ dùng để chữa bệnh; tuy nhiên, nếu ta không bỏ qua bất kỳ cách thức có sẵn nào về một khoa học, thì chúng ta sẽ kết luận rằng hiểu biết về khoa học đó của ta là tạm đủ.
Quyển I, chương 3
Nhận xét đánh giá