-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Văn Học Việt Nam Nửa Đầu Thế Kỉ XX
Tác giả: Trần Đăng Suyền
Dịch giả:
Nxb: ĐHSP
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 412
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
Trong nền văn học Việt Nam, chủ nghĩa hiện thực có vị trí đặc biệt quan trọng và đóng góp to lớn vào quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.Trào lưu văn học này đã đóng góp cho lịch sử văn học nước nhà nhiều cây bút tài năng và nhiều tác phẩm xuất sắc.
Chủ nghĩa hiện thực là một hiện tượng văn học có tính lịch sử, gắn liền với hời đại sản sinh ra nó. Trào lưu này ghi dấu với nhiều tên tuổi tiêu biểu và những tác phẩm xuất sắc như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,…Vì thế, nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là nghiên cứu một trong những trào lưu văn học bề thế nhất, với những thành tựu to lớn về tư tưởng và nghệ thuật sẽ còn ảnh hưởng tích cực và lâu dài đối với sự phát triển nền văn học dân tộc.
Công trình Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945; nghiên cứu những chặng đường phát triển của chủ nghĩa hiện thực. Tác giả tiến hành phân tích và làm sáng tỏ những phương diện cơ bản: từ sự hình thành, quá trình vận động, phát triển nguyên tắc phản ánh đời sống và quan điểm nghệ thuật, cảm hứng chủ đạo và những xung dôdtj chủ yếu, các thể loại chính, thế giới nhân vật và nghệ thuật điển hình hóa, ngôn ngữ nghệ thuật của trào lưu hiện thực chủ nghĩa giai đoạn này.
Chúng tôi hi vọng rằng, công trình sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu, khám phá được những thành tựu to lớn về tư tưởng và nghệ thuật và ảnh hưởng tích cực và lâu dài của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đối với sự phát triển nền văn học dân tộc.
Nhận xét đánh giá