-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Chứng Cứ Điện Tử Trong Thực Hiện Pháp Luật
Tác giả: Lê Tấn Quan
Nxb: Tổng Hợp
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Số trang: 382
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Tác giả: Lê Tấn Quan
Trong thời đại công nghệ thông tin, con người giao tiếp thường xuyên với nhau thông qua các phương tiện điện tử kỹ thuật số và để lại vô vàn dấu vết dưới dạng dữ liệu điện tử. Khi xảy ra tranh chấp, cần làm rõ sự việc, hiện tượng, chứng minh tình huống pháp lý, tòa án hoặc các cơ quan tài phán khác, chủ thể tham gia tố tụng, phải thu thập chứng cứ có nguồn từ dữ liệu điện tử, hay còn gọi là chứng cứ điện tử.
Đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận loại hình chứng cứ này. Tuy nhiên, trên thực tế các chủ thể tố tụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng chứng cứ điện tử, nguyên nhân vấn đề cần được làm rõ. Chính vì vậy, tác giả viết cuốn sách Chứng cứ điện tử trong thực hiện pháp luật để làm rõ lý thuyết về chứng cứ, chứng cứ điện tử, khảo sát pháp luật thực định của một số nước cả từ trong hệ thống Thông luật lẫn Dân luật. Từ đó làm rõ nguyên nhân của khó khăn trong việc sử dụng chứng cứ điện tử. Đặc biệt, dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, tác giả vận dụng các quy định về chứng cứ để chỉ ra sự phù hợp hay khó khăn cho tiến trình thu thập, đánh giá, chấp nhận và sử dụng chứng cứ điện tử.
Để cuốn sách đạt được mục tiêu đề ra, tác giả tiến hành tổng hợp các kết quả cơ bản đã có về lý thuyết chứng cứ, đánh giá pháp luật về chứng cứ điện tử của một số quốc gia thuộc cả hai hệ thống Thông luật và Dân luật như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và phân tích pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề này. Qua đó làm nổi bật những khó khăn xuất phát từ thu thập chứng cứ điện tử, chấp nhận chứng cứ điện tử, sử dụng chứng cứ điện tử để thực hiện nghĩa vụ chứng minh (burden of proof) bao gồm: nghĩa vụ yêu cầu (burden of pleading), nghĩa vụ chứng minh nội dung (burden of persuasion), nghĩa vụ chứng minh hình thức hay còn gọi là nghĩa vụ cung cấp chứng cứ (burden of production); đặc biệt những vấn đề này vẫn chưa được làm rõ về cả lý thuyết lẫn pháp luật thực định tại Việt Nam.
Trên cơ sở giải quyết các vấn đề này, cuốn sách góp phần làm rõ các khái niệm, nội dung thu thập, chấp nhận, sử dụng chứng cứ điện tử thực hiện nghĩa vụ chứng minh, cũng như xây dựng quy trình điều tra thu thập chứng cứ điện tử. Từ đó, tác giả xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấp nhận chứng cứ điện tử, hệ thống nguyên tắc sử dụng chứng cứ điện tử. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra các các vấn đề cần được kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành có liên quan, nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan trong việc sử dụng chứng cứ điện tử, trong chứng minh các tình huống pháp lý của các chủ thể tham gia tố tụng, trong lĩnh vực dân sự, hình sự.
- Trích phần Tóm Tắt
Nhận xét đánh giá