-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Phương Pháp Phân Tích Luật Viết (Xuất Bản Lần Thứ Năm, Có Sửa Chữa, Bổ Sung)
Tác giả: Viện sĩ. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Điện
Dịch giả:
Nxb: Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Kích thước: 15 x 21 cm
Số trang: 224
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
Phân tích luật viết là một hoạt động của những người nghiên cứu và thực hiện pháp luật nhằm làm sáng tỏ các quy tắc, nội dung luật mà “người làm luật” muốn thiết lập và bảo đảm tính chính xác của việc thực hiện pháp luật trong thực tiễn. Đối tượng nghiên cứu của hoạt động phân tích luật là nội dung văn bản luật viết và kết quả của hoạt động đó là văn bản giải thích chính thức luật có tính pháp quy được cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện; là công trình nghiên cứu khoa học luật, làm tài liệu tham khảo đối với việc xây dựng và thực hiện luật; hoặc là cơ sở cho bản án hoặc quyết định của Tòa án, v.v.. Vì vậy, phân tích luật viết là một hoạt động khoa học được thực hiện bằng những phương pháp khoa học tiếp cận nội dung các quy phạm pháp luật trong các văn bản luật nhằm phát hiện ý chí của người làm luật ẩn chứa trong câu chữ của các quy phạm pháp luật đó. Sự sáng tỏ của luật là một trong những điều kiện quan trọng đối với việc nâng cao tính hiệu quả của các quy phạm pháp luật, đặc biệt là tính chính xác của hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Việc áp dụng pháp luật chính xác sẽ góp phần nâng cao tính thuyết phục của pháp luật đối với người dân, đồng thời là điều kiện cần cho việc củng cố, hoàn thiện ý thức pháp luật, ý thức xã hội nói chung.
Với ý nghĩa đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách Phương pháp phân tích luật viết của Viện sĩ, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện. Cuốn sách giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết hiện đại có thể được vận dụng trong hoàn cảnh, điều kiện của hoạt động nghiên cứu và thực hiện pháp luật tại Việt Nam. Ngoài ra, những phương pháp phân tích luật viết giới thiệu trong cuốn sách còn được sử dụng như các công cụ mang tính phương pháp luận trong việc xây dựng, hoàn thiện các công trình nghiên cứu, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy về luật tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam.
Sau bốn lần xuất bản, cuốn sách đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ bạn đọc. Trên tinh thần tiếp thu góp ý của độc giả, trong lần xuất bản thứ năm này, tác giả đã biên soạn bổ sung mục III.3, Chương 1 – Rủi ro khi hiểu sai lệch về luật viết mang tính xu hướng và cập nhật một số quy định pháp luật mới. Mặc dù được biên soạn khá công phu, song cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhà xuất bản và tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Nhận xét đánh giá