-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam
Tác giả: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Nxb: ĐH QGHN
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 362
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2023
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Tác giả: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Cuốn sách Cơ sở văn hóa Việt Nam được biên soạn theo sát chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1995. Theo đó, hệ thống văn hóa Việt Nam được xem xét một cách đồng đại theo ba thành tố "nhận thức - tổ chức - ứng xử", nhưng trong mỗi thành tố lại chú trọng tới tính lịch đại của nó. Khởi đầu từ hệ tọa độ mà văn hóa Việt Nam được định vị (ở Mục 2 Chương I), ta thu được cái tinh thần là văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng (các chương II-III-IV), để rồi cái tinh thần đó tác động vào đời sống vật chất (Chương V) và cách thức ứng xử với môi trường xã hội (Chương VI). Từ quá khứ, chúng ta đã đi dần đến hiện tại (giao lưu với phương Tây, Mục 5 của Chương VI), để rồi cuối cùng kết thúc bằng việc xem xét cuộc xung đột hệ giá trị giữa văn hóa cổ truyền với những yêu cầu của văn hóa hiện đại và sự chuyển đổi hệ giá trị đang diễn ra trước mắt.
Trong lần tái bản này, toàn bộ cuốn sách đã được xem lại và chỉnh sửa, bổ sung. Sự chỉnh sửa, bổ sung về nội dung tập trung nhiều nhất ở Chương I và Kết luận. Ở Chương I có những thay đổi khá cơ bản: (1) Cấu trúc của hệ thống văn hóa tuy vẫn giữ nguyên các tiểu hệ nhưng đã gom lại theo ba thành tố; (2) Hệ thống loại hình văn hóa được trình bày hiển ngôn thành ba loại hình; (3) Vận dụng những kết quả mới thu nhận được khi thực hiện đề tài “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ” (2010-2012), không gian văn hóa Việt Nam được phân vùng chính xác hơn thành tám chứ không phải sáu vùng như trước; (4) Phần trình bày về nguồn gốc và mối quan hệ với Trung Hoa được viết gọn lại và cập nhật thêm những tài liệu mới; (5) Tiến trình văn hóa Việt Nam được cập nhật, bổ sung ở lớp văn hóa bản địa và điều chỉnh ở giai đoạn văn hóa hiện đại.
Ở phần Kết luận, những kết quả mới mà chúng tôi thu nhận được trong quá trình thực hiện đề tài khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu về hệ giá trị Việt Nam (2012-2015) đã giúp trình bày đầy đủ và rõ ràng hơn hệ thống các đặc trưng bản sắc của văn hóa Việt Nam truyền thống và sự biến động giá trị (với danh sách các phi giá trị phái sinh) trong giai đoạn hiện tại, cũng như hệ thống các giá trị định hướng cần xây dựng để phát triển bền vững trong thời hội nhập.
Ngoài ra, trong các chương khác cũng đều có sửa chữa, bổ sung, cập nhật. Ví dụ như ở Chương III thì Mục 1.7 (Làng Nam Bộ) được viết lại kỹ lưỡng hơn, Mục 3.2 (Đô thị trong quan hệ với nông thôn) được cập nhật. Ở Chương V, trong Mục 1.4.2 bổ sung về triết lý đôi đũa. Ở Chương VI, trong Mục 2.3 bổ sung giới thiệu về các tôn giáo nội sinh như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo, hệ phái Khất sĩ...
Nhận xét đánh giá