-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Bàn Về Nhiếp Ảnh
Tác giả: Susan Sontag
Dịch giả: Trịnh Lữ
Nhà xuất bản: Thế Giới
Kích thước:14 x 20.5 cm
Số trang: 270
Loại bìa: Bìa mềm
TRƯỚC NỖI ĐAU CỦA NGƯỜI KHÁC - Về tính phổ biến, ý nghĩa và tác động của bạo lực
Tác giả: Susan Sontag
Dịch giả: Chu Đình Cương
Nhà xuất bản: Tri Thức
Khổ sách: 13.5 x20.5cm
Số trang: 200
Loại bìa: Bìa cứng
Bàn về nhiếp ảnh và Trước nỗi đau của người khác là 2 tác phẩm nổi tiếng của tác giả Susan Sontag, được giới hàn lâm, các nhà nghiên cứu, và cộng đồng yêu nhiếp ảnh trên thế giới coi như một phần nền tảng quan trọng trong lí luận về nhiếp ảnh. Cho đến nay, cả hai cuốn sách này vẫn tiếp tục được trích dẫn và đưa ra tranh luận rất nhiều.
Tác giả Susan Sontag (1933-2004) là một nhà văn, nhà làm phim, triết gia, giáo viên và nhà hoạt động chính trị người Mĩ. Bà tích cực đi đến và viết về các khu vực xung đột, bao gồm cả Chiến tranh Việt Nam; về nhiếp ảnh, văn hóa, truyền thông, AIDS và bệnh tật, nhân quyền, và hệ tư tưởng cánh tả. Các tiểu luận của bà đã thu hút nhiều sự quan tâm và bà được mô tả là “một trong những nhà phê bình có ảnh hưởng nhất trong thế hệ của mình”.
Bà là tác giả của bốn cuốn tiểu thuyết, trong đó In America đã giành được Giải thưởng Sách quốc gia (Mĩ) năm 2000 cho thể loại tiểu thuyết; một số vở kịch và chín tiểu luận, trong đó On Photography (Bàn về nhiếp ảnh) đã giành được Giải thưởng của Hội Nhà phê bình Sách Quốc gia (Mĩ). Năm 2001, Sontag được nhận giải Jerusalem.
-----
BÀN VỀ NHIẾP ẢNH (On Photography)
Xuất phát từ quan điểm triết học của Plato coi tất cả những gì ta nhìn thấy đều chỉ là bóng đổ của hiện thực - Susan Sontag đã tìm hiểu vai trò, ý nghĩa và tác động của hình ảnh do con người sáng tạo ra, từ hội họa cho đến khi xuất hiện những hình ảnh do máy chụp ảnh và quay phim làm ra mà bà gọi là "photographic images" - hình ảnh nhiếp ảnh. Sontag nhận ra một điều cực kỳ quan trọng, rằng khác hẳn với những hình ảnh do con người tạo ra bằng thủ công, như hội họa, có bản chất diễn giải hiện thực, những hình ảnh nhiếp ảnh - từ ảnh chụp cho đến phim điện ảnh, truyền hình và video ở đủ mọi định dạng - là những dấu vết và tiêu bản vật chất của hiện thực, tạo nên bởi những quy luật vật lý của thế giới khách quan. Bản chất hiện thực ấy của nhiếp ảnh đã tạo nên một hiện thực khác song hành với hiện thực tự nhiên, và ngày càng lấn át hiện thực tự nhiên, khiến cho chúng ta ngày càng thích sống trong cái "thế giới hình ảnh" do chính mình tạo nên ấy, mất dần liên lạc với hiện thực tự nhiên, trở nên xa lạ với hiện thực tự nhiên. Hệ lụy của "thế giới hình ảnh" gắn liền với những hệ lụy của tiến trình dân chủ trong xã hội công nghiệp hóa phát triển mà Sontag gọi là "vô cơ" (inorganic), "tư bản" (capitalist) và "tiêu thụ" (consumerist). Những hệ lụy ấy là gì, người dịch xin để bạn đọc tự tìm hiểu khi thư thả đọc sách này; chỉ muốn chia sẻ một chút rằng, khi dịch xong cuốn này, chúng tôi mới vỡ nhẽ tại sao chụp ảnh "tự sướng" lại đang thành đại chúng đến thế, tại sao nhiều bà mẹ ở ta dỗ con nhỏ ăn bằng cách cho chúng xem video quay các đoạn quảng cáo trên truyền hình, và ở ta có tờ tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh, của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
-----
TRƯỚC NỖI ĐAU CỦA NGƯỜI KHÁC - Về tính phổ biến, ý nghĩa và tác động của bạo lực
Cuốn sách này - "Trước nỗi đau của người khác" - của Susan Sontag hay được giới hàn lâm, các nhà nghiên cứu, và cộng đồng yêu nhiếp ảnh trên thế giới nhắc đến cùng một cuốn sách khác cũng rất nổi tiếng của bà - "Về Nhiếp ảnh". Dù hai cuốn sách được bà xuất bản cách nhau hơn hai thập kỉ, chúng luôn được giới chuyên môn và cả những người yêu nhiếp ảnh coi như một phần nền tảng quan trọng trong lí luận về nhiếp ảnh. Đến giờ, cả hai cuốn sách tiếp tục được trích dẫn và đưa ra tranh luận rất nhiều. Sở dĩ vậy, theo tôi một trong những lí do quan trọng là Susan Sontag đã vượt ra rất xa khỏi nhiếp ảnh để chạm đến những vấn đề nội tâm rất sâu của con người.
[...]
Cuốn sách bắt đầu, kết thúc, và xuyên suốt với chủ đề nhiếp ảnh nhưng dường như ép người đọc phải ngẫm nghĩ nghiêm cẩn hơn rất nhiều về chính mình. Mỗi chúng ta nghĩ gì về chiến tranh hay cụ thể hơn là các bên hay nguyên do trong chiến tranh, nghĩ gì về sự tàn bạo và các nạn nhân, nghĩ gì về đạo đức nghề mà trong cuốn sách này là về nhiếp ảnh, về vẻ đẹp trong đau khổ và sự mất mát, và còn rất nhiều chủ đề nội tâm khác.
-Trích Lời người dịch
-----
“Chúng ta không thể tưởng tượng nổi chiến tranh đáng sợ thế nào, kinh hãi thế nào; và nó đã trở nên bình thường thế nào. Không hiểu nổi, không tưởng tượng nổi. Đó là những gì mà mỗi người lính, mỗi nhà báo, mỗi nhân viên cứu trợ, và mỗi người quan sát độc lập, những người đã trải qua thời gian dưới làn đạn và may mắn thoát khỏi cái chết giáng xuống người bên cạnh, cảm thấy một cách dai dẳng. Và họ đúng”.
...
“Trong 30 năm, Susan Sontag đã khiến cả một thế hệ suy nghĩ về những điều chúng ta sợ hãi nhất: chiến tranh, bệnh tật, chết chóc. Những cuốn sách của bà sáng tỏ mà không đơn giản hóa, phức tạp mà không gây khó chịu, và trên hết nhấn mạnh rằng bỏ qua những gì đang đe dọa chúng ta là điều vừa vô trách nhiệm vừa nguy hiểm”.
Nhận xét đánh giá