-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Combo sách Phân Tâm học
1. Phân Tâm Học Và Thực Hành Sáng Tạo
Tác giả:G.Bachelard, J.Bellemin - Noel
Dịch giả: Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Châu, Đỗ Lai Thuý (biên soạn)
Tác giả: Sigmund Freud
Dịch giả: Vũ Đình Lưu
3. Phân Tâm Học Và Tính Cách Dân Tộc
Tác giả: Đỗ Lai Thúy (biên soạn và giới thiệu)
4. Phân tâm học Freud & kinh thánh
Tác giả: Marie Balmary
Tác giả: Jean-Noël Christine
Dịch giả: Thân Thị Mận
Tác giả: Sigmund Freud
7. Phân Tâm Học Và Văn Hóa Nghệ Thuật
Tác giả: Đỗ Lai Thuý (Biên soạn và giới thiệu)
8. Dẫn Nhập Về Phân Tâm Học Lacan
Tác giả: Lionel Bailly
Tác giả: Sean Homer
1. PHÂN TÂM HỌC NHẬP MÔN
Tác giả: Sigmund Freud
Phâm tâm học nhập môn là một trong những công trình nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi nhất của vị bác sĩ thần kinh người Áo gốc Do Thái Sigmund Freud. Mang tính dẫn nhập về phân tâm học, một học thuyết gây nhiều tranh cãi ngay từ thời điểm ra đời ( cuối thế kỷ XIX ), cuốn sách tập hợp 28 bài giảng của Freud, bao gồm những tri thức và cách tiếp cận căn bản của phân tâm học xung quanh các vấn đề vô thức, những giấc mơ, và các trạng thái bệnh lý thần kinh của con người. Qua công trình này, Freud của và xác lập một phương pháp độc đáo trong nghiên cứu và trị liệu bệnh loạn thần kinh mà ông sáng tạo nên: trị bệnh thông qua thăm dò cõi vô thức của con người.
Khéo léo đưa người đọc vào một cuộc đối thoại dựa trên những dữ kiện thực tế từ đời sống và từ thực tiễn lâm sàng, liên tục tự chất vấn và phản biện các luận điểm mình đưa ra, Sigmund Freud kích thích sự hứng thú ở người đọc, và còn hơn nữa, thúc đẩy những ai muốn đi xa hơn trong học thuyết còn nhiều tranh biện này. Mặc dù trong các nghiên cứu sau đó, một số luận điểm được Freud bổ sung , chỉnh sửa, thậm chí bác bỏ, song đây vẫn được xem là công trình quan trọng nhất mà Freud đưa dẫn người đọc vào phân tâm học một cách bài bản, và đầy thuyết phục.
************
📗 2. NGHIÊN CỨU PHÂN TÂM HỌC
Tác giả: Sigmund Freud
Khi khai sinh lý thuyết Phân tâm học gây sốc với các khái niệm mới lạ như nguyên tắc khoái lạc, libido, hay khi đặt vô thức vào trung tâm nhân cách, vô hình trung vạch ra chân tướng tăm tối của lòng người, Sigmund Freud vừa được ngợi ca vừa bị chỉ trích gay gắt. Suốt thế kỷ 20 sang 21, học thuyết của ông thổi luồng sinh khí mạnh mẽ, đóng góp vô song vào tư duy hiện đại, vào sự chiêm nghiệm suy tư, ảnh hưởng sâu rộng và chan hòa đến mọi lĩnh vực đời sống lẫn khoa học và nghệ thuật như triết học, tâm lý học, xã hội học, y học và văn chương...
Vì sao Sigmund Freud vừa được tôn vinh như tâm lý gia thiên tài, triết gia lớn của thời đại, lại vừa bị coi là kẻ phá bĩnh, lừa bịp nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại? Ông đã thực sự nói gì? Độc giả có thể tìm thấy câu trả lời cụ thể ở một trước tác quan trọng mà ông trình bày những điểm chính yếu trong học thuyết của mình: Nghiên cứu phân tâm học.
********
📗 3. KHAI TÂM VỀ PHÂN TÂM HỌC
Tác giả: Jean-Noël Christine
Phân tâm học cũng không chỉ là các affect hay các xung năng. Phân tâm học, một mặt là một kĩ thuật chăm chữa - và Freud luôn luôn tuyên bố sự gắn bó của mình với lâm sàng, rằng chính lâm sàng đã dẫn ông đến việc hình thành nên lí thuyết - và đó cũng là một tập hợp lí luận vô cùng lớn, rất được đào sâu và có kết cấu chặt chẽ. Ông là người duy nhất cho đến ngày nay, theo quan điểm của chúng tôi, cho phép hiểu được các sức mạnh khuấy đảo con người (và, thường xuyên làm cho con người lạc lối), giải thích những sự điên rồ của con người (những tội ác đáng ghê tởm/khả ố, những cuộc chiến tranh đầy chết chóc, những dự án hoành tráng, những cuộc phiêu lưu điên rồ...) nhưng cả những thiên tài của họ và ông cũng là người duy nhất có khả năng cung cấp một đề xuất đầy đủ về tâm trí của con người và những gì cấu trúc nên bộ máy tâm trí đó.
--
Jean-Noël Christine - Nhà tâm lí học/phân tâm học người Pháp đã làm việc tại Việt Nam 6 năm. Trước khi trở thành nhà tâm lí học lâm sàng, ông từng có 30 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em trong vai trò một nhà giáo dục đặc biệt, trong đó có 20 năm làm việc với trẻ tự kỉ (hoặc trẻ có những rối loạn phát triển nghiêm trọng).
**********
📗 4. DẪN NHẬP VỀ PHÂN TÂM HỌC LACAN
Jacques Marie Emile Lacan (1901 - 1981) là một trong những nhà phân tâm học quan trọng nhất lịch sử ngành phân tâm học; Ông cũng là một cá tính độc đáo, ngạo nghễ và phá cách, Lacan được huyền thoại hóa ngay từ khi còn sống.
Bên cạnh một Sigmund Freud cổ điển với văn phong cầu kỳ và trang nhã, một Carl Jung mang màu sắc huyền bí của đan thuật phương Đông, phân tâm học còn có một Lacan với phong cách diễn ngôn của các hiền triết cổ đại.
Lacan là một nhà phát minh những khái niệm và tự do gán cho các từ ngữ thông dụng những ý nghĩa mới trong phạm vi mô hình lý thuyết của ông. Vì vậy, để hiểu được lý thuyết của ông, độc giả phải biết cách chấp nhận những định nghĩa mới về từ ngữ, và từ bỏ những giả định mà họ có thể đã sẵn có; việc tiếp thu được từ vựng của trường phái Lacan là điều kiện tiên quyết để có thể tham được các mô hình lý thuyết của ông, nhất là khi chúng trở nên ngày càng phức hợp hơn, việc tạo dựng dựa trên các khái niệm mà ông đã phát minh ra và đặt tên. Tác phẩm của Lacan, cũng giống như của Freud, không phải là triết học, mà là siêu tâm lý học [meta - psychology] - một khuôn khổ lý thuyết dùng để thấu hiểu cá thể. Nó được hiểu thấu đáo nhất trong bối cảnh mối quan hệ trị liệu giữa một người được phân tích và một nhà phân tích: nói cách khác, một bệnh nhân và một nhà trị liệu. Bất chấp sự mập mờ trong phong cách truyền đạt của mình, Lacan đã cố gắng hết sức để giữ được sự nghiêm ngặt của tri thức, có lẽ chính điều này đã khiến cho mối quan hệ của ông với từ ngữ trở nên căng thẳng, và hẳn nhiên cũng vì vậy mà ông càng thích dùng công thức toán học để diễn đạt những gì mình muốn nói mà không sợ bị lưỡng nhưng cuối cùng, không phải luận lý thuần túy mà. mối liên quan của lâm sàng đã hợp thức hóa mô hìn Lacan, và cuốn sách này cố gắng lấp đi khoảng cách, giữa hai điều ấy.
Đối với đông đảo độc giả, đại công trình của Lacan phức tạp đến độ bản thân một tập sách dẫn nhập mạch lạc, bao quát và dễ tiếp thu đã là một thành công đáng kể, và bất kỳ ai vượt qua được những trở ngại về diễn ngôn phức hợp của nhà tư tưởng này, sẽ được một sự tưởng thưởng xứng đáng.
------
LIONEL BAILLY là giảng viên cao cấp danh dự về phân tâm học tại UCL (University College London) và là chuyên gia tư vấn tâm thần, thuộc Hội Sức khỏe Tâm thần – NHS Trust (National Health Service Trust).
*********
📗 5. PHÂN TÂM HỌC FREUD VÀ KINH THÁNH
Tác giả: Marie Balmary
Từ trước đến nay, chúng ta chỉ biết đến một lối hiểu Cựu Ước đường mòn qua các “chuyên gia Kinh Thánh” (Bible de Jerusalem) đôi khi rất lạ lẫm khắc nghiệt mà vô tình biến Chúa thành “Thiên Chúa quái ác” (Dieu pervers) như trường hợp của đoạn nói về việc Abraham hiến tế Isaac. Cách hiểu Kinh Thánh của Marie Balmary - một nhà Phân tâm học thuộc phái “liễu yếu đào tơ” mẹ gia đình, có nghiên cứu về tiếng Hipri, một tín hữu sâu sắc, thì đương nhiên bổ sung, nhưng đôi khi cũng đối lập với các chuyên gia Kinh Thánh, toàn là cánh mày râu và đều là những người độc thân. Ngày nay không ai có thể bỏ qua được chiều kích Phân tâm học (với những khái niệm vô thức, phối hợp, ái kỷ... ) mà không phạm sai lầm. Cách nhìn của Marie Balmary có phần sâu sắc và chính xác hơn (vả lại, đây cũng là cái nhìn của các tác giả Kinh Thánh, tất cả đều là người Do Thái như người cha đẻ của Phân tâm học vậy) dĩ nhiên đó không phải là lí do. Đọc Marie Balmary tôi mới thật sự cảm thấy hài lòng về cách hiểu Cựu Ước trong nhiều đoạn sách Sáng Thế như vườn Địa Đàng, sự sa ngã, cặp vợ chồng Abraham - Sara, việc vô sinh và đổi tên của Sarai, việc hiến tế Isaac và nhiều đoạn khác.
************
📗 6. PHÂN TÂM HỌC VÀ THỰC HÀNH SÁNG TẠO
Tác giả:G.Bachelard, J.Bellemin - Noel
Phân tâm học tính đến nay đã được ba phần thế kỷ, tức là đã lâu hơn môn vật lý về thuyết tương đối của Einstein một vài năm. Người ta có quyền tin rằng với tất cả mọi người tính chất phong phú, giàu sức sinh sôi của các giả thuyết Phân tâm học là không thể bác bỏ.
Quyển sách " Phân tâm học và thực hành sáng tạo" gồm 2 phần:
1) Lý thuyết phê bình phân tâm là những bản dịch của các học giả lớn về phê bình phân tâm học như G. Bachelard, J. Bellemin -Noël;
2) Thực hành sáng tạo gồm những bài viết về các nhà thơ Việt Nam xưa và nay từ góc nhìn phân tâm. Ngoài ra còn có các bài phân tích hiện tượng "huy hoàng rồi chợt tối" Cổ Long.
*********
📗 7. PHÂN TÂM HỌC VÀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Cuốn sách là tập hợp các công trình nghiên cứu về phân tâm học của các nhà triết học, tâm lý học như Freud, Jung… với các phần: vô thức và sáng tạo; Bí ẩn của những siêu mẫu; Phân tâm học và văn học; Phân tâm học về lửa; Folklore nhìn từ phân tâm học…
*********
📗 8. PHÂN TÂM HỌC VÀ TÍNH CÁCH DÂN TỘC
Đây là một cuốn sách có tính chuyên đề nên rất khó đọc. Nhưng đã đọc rồi thì lại thu lượm được không ít những điều bổ ích. Bởi phân tâm học dù đã được giới thiệu tương đối ở nước ta nhưng những tiếp cận phân tâm ở những chuyên ngành cụ thể thì hầu như ít được biết đến. Vì vậy, nếu ai muốn bước chân vào lãnh địa của vô thức, tiềm thức con người; cái “gen” văn hóa của cộng đồng, dân tộc… thì Phân tâm học và tính cách dân tộc là một lựa chọn theo tôi nghĩ là hợp lý và thiết thực…
📗 9. Jacques Lacan – Sean Homer
Jacques Lacan (1901 – 1981) là nhà Phân tâm học nổi tiếng người Pháp. Năm 1936 ông đóng góp công trình “Giai đoạn Gương” cho lĩnh vực Phân tâm học, trong hơn 40 năm lao động Phân tâm sau đó, ông đã để lại hơn 26 Seminar giảng trực tiếp, 2 tổng tập bài viết dày (Écrits và Autres Écrits), khởi vận công cuộc “Quay trở lại Freud” từ đầu những năm 1950, và đến Seminar cuối đời tại Caracas Venezuela, ông vẫn nói rằng: nếu muốn các bạn có thể nhận mình là những Lacanian, phần tôi tôi vẫn là một Freudian.
Người ta cứ bảo rằng thời bây giờ Marx đã không còn phù hợp nữa – Freud cũng hết thời rồi, nhưng Zizek – sau khi đưa ra những luận chứng cơ bản – lại nhận thấy rằng: đây mới là thời mà cuộc sống của chúng ta cần tới tư tưởng của Marx và Freud nhất. Đó là ý Zizek mở đầu “How to read Lacan” của ông. Và nếu trong Seminar V Lacan liên tục nhắc tới Marx và cho rằng chính Marx mới là người “nhìn” ra những diễn biến và hiện tượng “Giai đoạn Gương/Mirror Stage” – thì trong công trình “debut” của mình – “The Sublime Object of Ideology”, Zizek liên tục cho người đọc thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa tư tưởng của Marx – Freud và Lacan có liên quan mật thiết với nhau như thế nào, để chúng ta có thể mượn dùng làm lăng kính nhận thức rất sâu và kĩ những sự vụ nhân sinh mà chúng ta đang phải đối diện ở TK 21 này. Đọc Lacan qua Zizek là một “jouissance” lớn, khi qua những bộ phim thú vị như “They Live”, “City Lights” hay phim của Hitchcok, qua Kinh tế chính trị, qua đại dịch Covid, qua áo vàng Pháp, dù vàng Hồng Kông, Tư bản Mỹ, các hiện tượng văn hóa – chính trị – truyền thông – xã hội… Zizek cho ta hiểu về tư tưởng của Lacan trong những lát cắt rất sống động. Và ngoài Zizek thì những nhà Phân tâm lớn sau Lacan – những Lacanian khác, giúp chúng ta hiểu gì về tư tưởng của ông? Đó là một số thứ mà cuốn dẫn nhập này của Homer cho chúng ta biết.
Nhận xét đánh giá