-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Định chế Hôn nhân và Gia đình ( Bộ 3 cuốn)
Định chế Hôn nhân và Gia đình - Thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng Hòa
Bộ sách là: "sự kế thừa và tổng hợp từ những công trình nghiên cứu về luật học và cả những chuyên luận về pháp luật của các Giáo sư Đại học Luật khoa đương thời ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, mà ngày nay chúng đã thành ra nguồn sử liệu vô cùng quý giá trong việc nghiên cứu về lịch sử pháp luật dưới thời Pháp thuộc và Việt Nam cộng hòa. Bên cạnh đó là các bộ Luật đã được ban hành trong những thời kỳ lịch sử nói trên." (Lời tác giả).
------
ĐỊNH CHẾ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THỜI PHÁP THUỘC VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA (Tử hệ), nói về mối tương quan giữa con cái với cha mẹ. (1015 trang)
Tử hệ là mối tương quan giữa con cái với cha mẹ, trong đó phụ hệ là tương quan giữa cha và con, còn mẫu hệ là tương quan giữa mẹ và con. Trong thành phần về tử hệ có ba hạng là tử hệ chính thức, tử hệ ngoại hôn (hay tử hệ tư sinh) và tử hệ nghĩa dưỡng (hay là con nuôi). Trong tử hệ chính thức, người cha và người mẹ là có giá thú. Trong tử hệ ngoại hôn thì cha và mẹ ăn ở với nhau nhưng không có giá thú. Do đó, các con tư sinh có thể được chính thức hóa khi cha và mẹ của chúng kết lập về giá thú với nhau. Sau hết, còn phải nói đến tử hệ về nghĩa dưỡng, là loại tử hệ mà trong đó mối liên lạc giữa cha hay mẹ và con hoàn toàn mang tính chất giả định, do ý chí của đương sự mà thành.
[...]
---
ĐỊNH CHẾ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THỜI PHÁP THUỘC VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA (Tài sản), nói về Chế độ tì sản trong gia đình bao gồm: Hôn sản, nhượng sản, di sản và tự sản. (972 trang).
Chế độ về tài sản ở trong gia đình bao gồm những của cải giữa vợ chồng (hôn sản) , những của cải dùng để tặng dữ khi đang còn sống (nhượng sản), những của cải do người chết để lại (di sản) và những của cải mà luật pháp và tục lệ của Việt Nam cho phép dành riêng về việc thờ cúng (tự sản). Tất cả các thứ của cải ấy là tài sản ở trong gia đình. Luật pháp và tục lệ thường quy định rất chặt chẽ về cách thức quản trị, sử dụng và chuyển dịch đối với các thứ của cải ấy, vì chế độ tài sản ở trong gia đình là có liên quan mật thiết đến sự tổ chức về đời sống của gia đình.
Vì mục đích theo đuổi ở đây chỉ là việc trình bày, tìm hiểu và phê bình đối với pháp luật từ thời cận đại trở đi, và chúng có ảnh hưởng đối với pháp luật hiện đại ở nước ta, cho nên sự tìm tòi về cổ luật ở Việt Nam đối với chế độ về tài sản, tuy rất quan trọng về phương diện khoa học, nhưng lại phải bị gạt bỏ ra ngoài, để tập trung cho sự bàn luận về những pháp luật hiện đại vốn đã chịu ảnh hưởng từ quan niệm và kỹ thuật pháp lý của Tây phương. Chỉ riêng những luật lệ và án lệ từ giữa thế kỷ XIX trở lại đây thì mới được khảo cứu và viện dẫn, để chứng minh về sự tiến triển bắt đầu từ khi Việt Nam tiếp xúc với Âu châu và đưa đến hiện trạng của pháp luật hiện đại trong đời sống của gia đình ở Việt Nam.
---
ĐỊNH CHẾ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THỜI PHÁP THUỘC VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA (Giá thú), nói về việc dựng vợ gả chồng cũng như mục đích củ Giá thú (1250 trang)
Sách nghiên cứu Định chế về Giá thú trong gia đình Việt Nam, chia làm 2 Thiên:
- Thiên I: Định chế về sự thiết lập và tổ chức Gia đình
- Thiên II: Định chế về sự bất thường và phân rã giá thú
Thiên I nói về điều kiện thiết lập giá thú, về nội dung, hình thức giá thú, chế tài giá thú và hiệu lực giá thú, về bằng chứng giá thú và tương quan vợ chồng, cư sở gia đình và chế độ hộ tịch.
Thiên II nói về sự phân rã giá thú theo định chế ly hôn, về lịch sử, duyên cớ, thủ tục, hiệu lực ly hôn. Chương 2 của thiên nói đến sự biệt gián về giá thú do định chế ly thân, về ly thân trong luật lệ thời Pháp thuộc, về ly thân trong Dân luật Việt nam cộng hòa, về sự chấm dứt ly thân, về sự phối ngẫu dưới hình thức ngoại hôn.
Đặc biệt Phần phụ lục sách có trích dẫn bộ Dân luật Bắc kì (bản tiếng Pháp) (CODE CIVIL A L’USAGE DES JURIDICTIONS INDIGENES DU TONKIN (Titre Preliminaire & Livre Premier)), và bộ Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật (Quyển 1 và 2)
Cuốn Giá thú sẽ là cuốn hấp dẫn hơn cho số đông bạn đọc, đọc xong nó bạn sẽ hình dung được sự phát triển thăng trầm qua từng giai đoạn của lịch sử lập pháp về Dân luật của dân tộc.
-------------
TS. Huỳnh Công Bá sinh năm 1953 tại Quảng Nam. Học vị tiến sĩ Sử học chuyên ngành LSVN cổ trung đại Trường ĐH Sư phạm, ĐH quốc gia Hà Nội năm 1996 và tốt nghiệp chuyên tu Hán-Nôm (khóa duy nhất 1990-1992) tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ông được nhận Bằng và Huy chương Lao động sáng tạo do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng năm 2007 cùng nhiều giải thưởng sáng tạo Khoa học và Công nghệ, được Tổ chức The Online Computer Library Center (OCLC) công nhận là Chuyên gia quốc tế thực thụ (VIA) với 7 tác phẩm được OCLC bình chọn về lịch sử, văn hóa, tư tưởng và cổ luật Việt Nam hiện lưu hành tại 55 thư viện lớn trên thế giới.
Nhận xét đánh giá