- 20%
  • Đô Thị Sài Gòn Chợ Lớn Trước Năm 1945 - Qua Tài Liệu Lưu Trữ

Đô Thị Sài Gòn Chợ Lớn Trước Năm 1945 - Qua Tài Liệu Lưu Trữ

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: NXB Tổng Hợp Tp.HCM
176,000 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng

ƯU ĐÃI CỦA BẠN
NGVN50K
NGVN20K
NGVN15K
NGVN10K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: NGVN50K

Giảm 50k khi áp dụng đơn từ 1 triệu trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN50K
Mã khuyến mãi:
NGVN50K
Điều kiện:
NGÀY HỘI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN20K

Giảm 20k khi áp dụng đơn từ 800k đến 1 triệu
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN20K
Mã khuyến mãi:
NGVN20K
Điều kiện:
NGÀY HOI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN15K

Giảm 15k khi áp dụng đơn từ 550k đến 800k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN15K
Mã khuyến mãi:
NGVN15K
Điều kiện:
NGAY HOI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN10K

Giảm 10k khi áp dụng đơn từ 350k đến 550k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN10K
Mã khuyến mãi:
NGVN10K
Điều kiện:
NGAY HOI ONLINE

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Đô Thị Sài Gòn Chợ Lớn Trước Năm 1945 - Qua Tài Liệu Lưu Trữ

Tác giả: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II

Nhà xuất bản: Tổng Hợp Tp HCM

Kích thước: 16 x 24 cm

Số trang: 552

Loại bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2023

Chi tiết sản phẩm

ĐÔ THỊ SÀI GÒN CHỢ LỚN TRƯỚC NĂM 1945 - QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ
Tác giả: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II

Vùng đất Sài Gòn - Gia Định là nơi hội tụ nhiều lợi thế so với các vùng đất khác trên cả nước. Nơi đây có khí hậu ôn hòa, vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa một bình nguyên bát ngát rất trù phú; là đầu mối giao thông cả về đường bộ, đường sông và đường biển; có cảng biển vừa hình thành đã tiếp xúc với nền công nghiệp phương Tây. Một vùng đất là nơi quần cư của nhiều tộc người với những nét đặc trưng được bảo tồn và trở thành nơi giao thoa văn hóa đặc sắc bậc nhất.

Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, đến trước thế kỷ thứ XVI, Sài Gòn - Gia Định còn là vùng hoang vu, cư dân thưa thớt. Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, cùng với công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt, từng lớp lưu dân đến khai hoang vỡ đất trên dải đất biên viễn xa xôi, hoang dã, lập nên những xóm làng đầu tiên. Và trong những cuộc di dân đó, phải kể đến hai nhóm người Hoa là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên vào Nam Bộ ở quãng thập niên 80 của thế kỷ XVII. Trên cơ sở đó, năm 1698, Minh vương Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, lập phủ Gia Định, đặt dinh Phiên Trấn và dinh Trấn Biên, chính thức xác lập đơn vị hành chính của Đàng Trong tại vùng đất phương Nam. Trong quá trình khai hoang mở đất, thiết lập tổ chức hành chính đầu tiên, nhà Nguyễn cũng cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhu cầu xã hội như thành trì, đồn lũy phòng thủ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định, mở đường sá lưu thông với các vùng.

Từ những năm đầu Pháp xâm lược đến nửa đầu thế kỷ XX (1859 - 1945) vùng đất Sài Gòn - Gia Định, dưới sự khai thác của người Pháp, đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển thành một thành phố theo kiểu phương Tây. Chính quyền Pháp đã tiến hành xây dựng các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, quy hoạch khu trung tâm hành chính...; đồng thời, phát triển đường sá, xe điện, nhà ga, sân bay, chợ búa, các khu dân cư, phố xá dần hình thành. Những con đường rải đá, vuông góc với khoảng cách đều nhau, hai ven đường là hàng cây thẳng tắp, được chiếu sáng bằng ánh đèn dầu, trở thành nơi tản bộ của cư dân. Đến đầu thế kỷ XX, không ai còn có thể nhận ra thị tứ Á Đông của nhiều năm về trước, mà thay vào đó là hình hài một đô thị phương Tây đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông.

Lịch sử vùng đất Sài Gòn - Gia Định từ khởi đầu đến năm 1945 đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều công trình đã được công bố, xuất bản dưới dạng các bài viết, các nghiên cứu khoa học đăng trên các báo, tạp chí hoặc xuất bản thành sách. Trong khuôn khổ công trình nghiên cứu của mình, bên cạnh việc thừa hưởng một khối tài liệu tham khảo khá phong phú của các tác giả cùng thời và các nhà nghiên cứu đương thời, chúng tôi đã sử dụng khá nhiều tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ trong và ngoài nước, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng về lịch sử vùng đất Sài Gòn - Gia Định từ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, thiết lập chủ quyền của Đàng Trong tại vùng đất phía Nam (năm 1698) cho đến năm 1945; và các chương trình quy hoạch phát triển thành phố, cùng với các công trình kiến trúc tiêu biểu do người Pháp xây dựng tại đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn từ cách nay hơn một thế kỷ.

Cuốn sách Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ  ngoài phần mở đầu và kết luận, được bố cục thành 2 phần với 4 chương. Phần 1, tác giả trình bày trên phạm vi không gian rộng (cả vùng đất Gia Định), phần 2 tập trung trình bày đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn với địa giới cụ thể:

PHẦN 1: VÙNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH: TỪ SƠ KHỞI ĐẾN NĂM 1859 
Chương I: Những tiền để hình thành vùng đất mới. 
Chương II: Sài Gòn - Gia Định trước thời Pháp thuộc.

PHẦN 2: ĐÔ THỊ SÀI GÒN - CHỢ LỚN THỜI PHÁP THUỘC (1859-1945) 
Chương III: Tổ chức hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn. 
Chương IV: Quy hoạch đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
-Trích Lời nói đầu

 

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng