-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Đờn ca tài tử Nam bộ - Khảo & Luận
Quyển ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ KHẢO VÀ LUẬN của Nguyễn Phúc An ra đời đúng với sự mong đợi của các tầng lớp nhạc sĩ và nhạc sinh âm nhạc dân tộc Việt Nam, đặc biệt là giới mộ điệu nhạc tài tử Nam bộ!
Thật thế! Nhạc tài tử Việt Nam là một loại hình nghệ thuật rất cao, trong đó có kết hợp đầy đủ tính khoa học, triết học phương Đông, nó đòi hỏi người chơi phải có một trình độ khá tốt về văn hóa, lịch sử, v.v… Nhạc tài tử Nam bộ được cấu kết và hình thành thuận theo âm luật tự nhiên của con người cũng giống như âm nhạc của phương Tây và các dân tộc khác trên thế giới. Điều đáng buồn là ở Việt Nam ta tài liệu và sách vở âm nhạc thì không đầy đủ để có thể tìm hiểu và khảo cứu. Thật ra thì mọi lý luận và ý tưởng trong những tác phẩm âm nhạc dân tộc có thể nói là hầu hết ta đều có thể dẫn chứng, hoặc giải thích được. Vấn đề phát sinh ở chỗ là chúng ta không có điều kiện, không đủ quyết tâm và kiến thức để tìm tòi, tra cứu trong sách vở và tài liệu cổ. Vì những tài liệu có giá trị còn sót lại ngày xưa thường được viết bằng chữ Hán hoặc bằng tiếng Pháp nên chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc tra cứu.
Tác giả Nguyễn Phúc An có được cái lợi thế là rất rành về Hán văn và một số ngoại ngữ khác, cho nên ông có thể đọc được và nghiên cứu rất nhiều tài liệu âm nhạc ở các thư viện nước ngoài và những tài liệu chữ Hán ở Việt Nam. Ngoài ra do sở học cá nhân, tác giả có một trình độ lý luận rất là vững chắc, có tính logic dựa vào lý luận dịch học phương Đông mà cũng không thiếu tính khoa học phương Tây, cho nên ở hầu hết mọi vấn đề sau khi nêu được những chứng minh, truy nguyên được nguồn gốc bằng sách vở, tài liệu, báo chí, tác giả đã đưa ra được những kết luận của riêng mình với lối lý luận sắc sảo, nhạy bén không lập lờ, hợp lý mà ta hầu như có thể chấp nhận được!
Về mặt nội dung, tuy chưa thể khai thác hết nền nhạc cổ miền Nam, nhưng sách đã gói ghém gần như là đầy đủ hết những hiểu biết, những tinh hoa trong mảnh đất màu mỡ của âm nhạc tài tử miền Nam, nhưng tác giả đã cho ta thấy được những kiến thức rất có giá trị và hữu ích về loại hình âm nhạc này mà mỗi nhạc sĩ, người nghiên cứu hay giới mộ điệu chúng ta không thể thiếu được.
Nói thêm là ở xứ ta, một số sách vở về âm nhạc thường là nơi bày tỏ những lời phát biểu đúng cũng có mà chưa đúng cũng có của một số nhân vật nào đó… mà ở đó người viết ít khi dám cho biết ý nghĩ và quan điểm của riêng mình, vì sợ đụng chạm hoặc ngại làm mếch lòng người khác, hoặc khẳng định cái gì đúng, cái gì sai và cái nào cần chỉnh lại cho hợp lý để cho các lớp thế hệ sau có thể noi theo mà mạnh dạn bước đi. Những người viết đó có lẽ còn chưa tin tưởng được mình thì làm sao mà mọi người tin theo được. Vì lý do đó mà hiện tại hầu hết những buổi diễn âm nhạc dân tộc xứ ta chỉ như đang khơi lại đóng tro tàn văn hóa cũ của bốn ngàn năm văn hiến để cho mọi người thấy và biết thôi chứ chưa đặt chân được vào con đường phát triển, làm tốt, làm đẹp hơn cho văn hóa âm nhạc Việt Nam. Cuối cùng ta phải khẳng định một điều là một nền văn hóa tốt đẹp đầy màu sắc như âm nhạc dân tộc Việt Nam mà chỉ để trưng bày trong viện bảo tàng để cho mọi người ngắm nhìn để biết được thế nào là thời vàng son của dân tộc Việt thì quá uổng phí cho công sức của tiền nhân đã dầy công vun đắp. Chứ ở hiện tại thì nói đúng ra như con số không vì cổ thì nằm ở viện bảo tàng và cái mới, phát triển thì lệch lạc và cũng không có được bao nhiêu, đồng thời lại đang đi ngược với trào lưu tiến hóa của xã hội!
Có thể nói là nhờ những bước đầu mạnh dạn như tiêu chí của quyển sách này, thì các lớp sau có thể có được một sự hiểu biết dù sơ lược nhưng đúng hoặc ít ra là những khía cạnh đúng về nhạc tài tử miền Nam; để từ đó có thể mạnh dạn phát triển nền tri thức và hiểu biết âm nhạc Việt Nam vốn giàu đậm màu sắc dân tộc theo con đường nghệ thuật chân chánh mà những bậc tiền nhân đã vạch đường đưa lối.
Sài Gòn, ngày 22 tháng 10 năm 2018
Hoàng Cơ Thụy & Nguyễn Xuân Yên
Cựu giảng viên bộ môn đờn tranh
và ký xướng âm Việt Nam
tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn
và Trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh
Nhận xét đánh giá