-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Giáo dục hòa bình vì trẻ thơ
Tiến sĩ Maria Montessori là một sứ giả của thiên nhiên thông qua việc không ngừng hình dung và mở ra những hướng đi mới trong sự phát triển của trẻ em, nhằm giúp trẻ học hỏi thông qua những kinh nghiệm bổ ích. Trong và sau Thế chiến Thứ hai, đặc biệt khi bị bắt giam tại miền Nam Ấn Độ từ năm 1939 đến năm 1946, tiến sĩ Montessori luôn trăn trở với những câu hỏi về hòa bình và thông qua đó đã mang lại cho thời đại một khía cạnh xây dựng hoàn toàn mới. Thay vì nhìn vào đó bằng góc nhìn tiêu cực, bà đã tiên đoán được nó như một “sự sáng tạo”, một “công việc cần thực hiện” bởi cả cá nhân và cộng đồng.
Trong sự tiếp cận của bà đối với giáo dục, mục đích căn bản theo bà là lan tỏa sự cân bằng và hòa bình trên thế giới bằng cách nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, “tìm kiếm và thúc đẩy sự phát tiết của tiềm năng con người”. Trong tác phẩm Education for a New World (1947), bà đã thừa nhận rằng trẻ em “được ban cho một quyền năng nội tại có thể dẫn lối chúng ta đến tương lai tươi sáng hơn” và tin tưởng tuyệt đối rằng vấn đề hòa bình thế giới chỉ có thể được giải quyết nếu chúng ta bắt đầu từ thế hệ trẻ. “Hòa bình nhân loại không thể đạt được chỉ bằng việc cố gắng kết nối những người lớn, nhưng có thể bắt đầu từ trẻ em, những người được sinh ra mà không có định kiến. Trẻ em, tiền đề của người lớn, có khả năng tạo nên những điều vĩ đại và xây dựng nhân loại tốt đẹp hơn”. Tầm nhìn sau cùng của bà là sự đổi mới và phát triển về tâm hồn của nhân loại thông qua nuôi dạy trẻ em.
Sau một cuộc đời cống hiến cho việc nghiên cứu phần tâm linh mà bà gọi là “đời sống tinh thần” được định nghĩa là các phẩm chất cơ bản của con người vốn có, Maria Montessori đã đào sâu tìm kiếm cho những giải pháp tạo dựng hòa bình, và những câu trả lời bà tìm được luôn nằm ở trẻ em, đối tượng nghiên cứu của bà: “Trẻ em, những người có tình yêu thương mạnh mẽ với những điều xung quanh các em và với tất cả sinh vật sống, những người đã tìm ra được niềm vui và động lực trong công việc, cho chúng ta quyền được hy vọng… hy vọng vào hòa bình trong tương lai” như bà đã viết trong tác phẩm Education and Peace.
Thông qua nhiều quan sát thực tế có hệ thống, bà đã phát hiện rằng việc tiếp xúc với môi trường tình cảm xung quanh giúp trẻ em phát triển những mối quan hệ bền vững, qua đó tạo ra tiềm năng to lớn để truyền đạt cảm giác tự tin và tự trọng, bởi việc tự nhận ra tình yêu và lòng trắc ẩn có trong bản thân sẽ giúp ta nâng cao sự tin tưởng vào bản thân.
Lập luận của Maria Montessori bắt nguồn từ việc mở ra một “Cửa sổ cơ hội” cho giáo dục hòa bình bằng việc chỉ đưa ra những thứ tốt đẹp cho trẻ em, những nhận xét tích cực đối với trẻ em như lựa chọn duy nhất để giáo dục trẻ. Nếu trẻ được cô giáo hay bố mẹ trân trọng, yêu thương thì sẽ có xu hướng trở thành những biết yêu thương bản thân và những sinh vật sống trên hành tinh.
Thông điệp của Montessori rất rõ ràng: “Việc học cách chung sống hòa bình cũng là một quá trình giáo dục”. Đây không phải là thứ mà trẻ em có thể học được và được dạy thông qua một công cụ Montessori nào. Oscar Wilde đã viết: “Giáo dục là một điều tuyệt vời, nhưng cũng cần nhớ rằng những thứ đáng để biết thì không thể được dạy”. Mặc dù Giáo dục Hòa bình đã được nghiên cứu và tìm hiểu, tuy nhiên những phương thức và cách thức cụ thể và thực tế để nuôi dưỡng tâm hồn của các em cũng rất khó được tìm thấy ngay cả trong các tài liệu của Montessori, mặc dù nó là điều căn bản trong các công trình của bà. Hiện nay, sự quan tâm đối với cách thức giáo viên có thể giúp trẻ em làm giàu trải nghiệm tinh thần của các em đang ngày một tăng. Vì thế, mục đích chính của cuốn sách này là để đưa ra 60 hoạt động thực hành giúp thúc đẩy và nuôi dưỡng sự tĩnh tâm của trẻ, từ đó hướng tới nuôi dưỡng một cộng đồng hòa bình và hợp tác.
Giáo dục hòa bình là một phương thức khác để lan tỏa sự tử tế, lòng trắc ẩn, lòng tin, sự công bằng, sự hợp tác và sự tôn trọng cho mỗi gia đình và mọi sinh vật sống trên hành tinh; các hoạt động giáo dục liên quan khuyến nghị việc đạt được những kỹ năng như giao tiếp, lắng nghe, thấu hiểu các quan điểm khác nhau, hợp tác, trách nhiệm xã hội, cam kết, thông cảm, tôn trọng sự khác biệt.
Đối với Maria Montessori, hòa bình là thứ “đạt được”, và trẻ em sẽ là những người tạo ra hòa bình nếu ta có đủ tài năng và tài nguyên để cung cấp cho trẻ một môi trường phù hợp. Thông điệp đơn giản về điều bà tin tưởng đó là hòa bình phải là một quá trình thực hiện hàng ngày, và thông qua “hòa bình đạt được” này, trẻ em sẽ dần trở thành những Sứ giả hòa bình trong và ngoài lớp học thông qua tương tác với gia đình và môi trường xung quanh các em.
Trong cuốn sách của Maria Montessori, Education for Human Development, 1976, cháu của Maria Montessori khẳng định rằng bà đã đặt nền móng cho rất nhiều khám phá sau này về con người trong những lĩnh vực khác ngoài giáo dục. Ta có thể thấy được sự kết nối giữa các tác phẩm của bà vào năm 1932 được đưa vào cuốn Education and Peace (xuất bản năm 1949) và những khám phá gần đây trong não đồ về sự Giáo dục hòa bình vì trẻ thơ 11 tồn tại của Neuron thần kinh gương và tác động của chúng đối với giáo dục hòa bình.
Montessori đã đúng khi bà tuyên bố rằng trẻ em là trọng tâm tập trung của bà khi nói về hòa bình. Những tế bào thần kinh gương được phân bố tại các vùng điều khiển di chuyển và trí nhớ trong não bộ chúng ta có một vai trò thiết yếu trong việc học tập khi trẻ em liên tục tương tác với môi trường và tác động qua lại giữa những quan điểm về cảm xúc và hành vi của người khác. Nếu các giáo viên là những người giàu tình yêu, hòa bình, niềm vui và hạnh phúc, những cảm xúc đó sẽ được truyền cho trẻ em. Từ bằng chứng sinh học rằng mọi người đều tạo hiệu ứng gợn sóng đến cuộc đời người khác và ngược lại, các cảm xúc như sự cân bằng, tử tế, ân cần, công bằng, chịu khó và hòa bình sẽ có thể được đâm chồi và thịnh hành Giáo dục hòa bình vì trẻ thơ 13 trong trái tim và tâm hồn của trẻ em nếu những giá trị này được thể hiện trong môi trường của các em, giống như trong bài thơ nổi tiếng của Dorothy Law Nolte – Children learn what they live. Những giáo viên có những phẩm chất như sự chân thật, lòng trắc ẩn, sự tử tế và tình yêu sẽ có sự thống nhất giữa suy nghĩ và hành động, và sẽ có thể “truyền lửa” cho các em dưới sự chăm sóc và tình yêu của họ. Những hành động và ý định sẽ tạo thành nền móng cho văn hóa hòa bình.
“Trẻ em là những giáo viên tuyệt vời nhất”, và ở mặt khác rằng “xây dựng nền hòa bình lâu dài là trách nhiệm của giáo dục”
Nhận xét đánh giá