-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao bìa sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Giáo Dục Trải Nghiệm Trong Triết Học Giáo Dục John Dewey - Và Sự Vận Dụng Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Luyện
Dịch giả:
Nxb: Thông tin và Truyền thông
Kích thước: 14.5 x 20.5
Số trang: 296
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2025
Giáo Dục Trải Nghiệm Trong Triết Học Giáo Dục John Dewey - Và Sự Vận Dụng Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Luyện
Giáo dục trải nghiệm gắn lý thuyết với thực tiễn, trang bị kỹ năng sống cho người học đang được các nhà trường chú trọng hiện nay.
Để hoạt động giáo dục trải nghiệm hiệu quả, ngoài vai trò nhà trường trong việc lập kế hoạch tổng thể, giáo viên thiết kế và thực hiện chương trình thì các tổ chức, doanh nghiệp - nơi ‘điểm đến’ cho các hoạt động chơi mà học và sự cộng tác đầy trách nhiệm của các bậc phụ huynh cùng cảm xúc chào mừng của học sinh tham gia hoạt động học tập là điều đặc biệt cần thiết.
Cuốn sách về “Giáo dục trải nghiệm trong triết học giáo dục John Dewey - Và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay”, nhỏ, gọn, có hai nội dung chính, thứ nhất, nó bàn về quan điểm giáo dục trải nghiệm của nhà triết học giáo dục Mỹ John Dewey – Ông là một trong 9 nhà cải cách giáo dục trên thế giới được UNESCO ghi nhận; thứ hai, liên hệ với việc tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm đang được thực hiện ở các nhà trường ở nước ta hiện nay được tham chiếu từ các quan điểm cốt lõi về giáo dục của J.Dewey như:
1. Xây dựng môi trường học tập tích cực theo nguyên tắc tạo “cảm xúc chào mừng khi tới trường” cho người học.
2. Hoạt động thể chất và đào tạo tâm trí trong “Nghệ thuật giáo dục”.
3. Thống nhất giữa tri thức, kỹ năng và phương pháp tư duy trong chương trình giáo dục.
4. Đưa chủ đề của chương trình học vào kinh nghiệm thực tế.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ sư phạm thành đội ngũ những “người kiến tạo tư duy”.
Nhận xét đánh giá