-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Giới Thiệu Ngôn Sứ Thánh Kinh
Tác giả: Lm. Bernard Phạm Hữu Quang, PSS
Dịch giả:
Nxb: Đồng Nai
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 1181
Loại bia: Bìa cứng
Năm xb: 2022
GIỚI THIỆU NGÔN SỨ THÁNH KINH - Trào lưu ngôn sứ. Bản văn. Con người. Sứ điệp
Tác giả: Lm. Bernard Phạm Hữu Quang, PSS
[…]
Danh xưng ngôn sứ, như chúng ta thấy, được dùng qua bao thế kỷ trong những môi trường, lãnh vực khác nhau với những ý nghĩa được hiểu khác nhau. Trong nghĩa tôn giáo - Thánh Kinh: Ngôn sứ là ai? Ngôn sứ bao gồm những ai? Các ngài đến từ đâu? Ai đã ban cho các ngài tước hiệu ngôn sứ? Đâu là những nét đặc thù của ngôn sứ Thánh Kinh? Đâu là vai trò của các ngôn sứ đối với Thiên Chúa và cộng đoàn của các ngài? Trong tư cách là ngôn sứ, các ngài đã nói gì và làm gì? Đâu là những sứ điệp nền tảng của các ngôn sứ? Làm thế nào để biết được ai là ngôn sứ thật và ai là ngôn sứ giả? Đây là những câu hỏi mà chúng tôi cố gắng trả lời trong những trang kế tiếp.
Những gì được trình bày trong cuốn sách này được giới hạn vào các ngôn sứ Thánh Kinh, trừ chương đầu tiên đề cập vắn tắt đến trào lưu ngôn sứ nơi các dân chung quanh Ítrael. Cuốn sách được chia thành 7 phần:
- Phần I trình bày tổng quát về trào lưu ngôn sứ tại vùng Trung Đông Cổ, và đặc biệt trong Ítrael, với những điểm căn bản như: trào lưu ngôn sứ ngoài Thánh Kinh, danh xưng và ý niệm về ngôn sứ, niên biểu các ngôn sứ Thánh Kinh, những nét đặc thù của ngôn sứ Thánh Kinh, các thể văn trong các sách ngôn sứ, những giáo huấn nền tảng của các ngôn sứ, ngôn sứ thật và ngôn sứ giả.
- Phần II đến phần VII, dựa theo niên biểu, giới thiệu từng ngôn sứ mà tên được gắn liền với một cuốn sách trong Cựu Ước. Mỗi cuốn sách, chúng tôi sẽ đề cập đến 3 điểm chính bao gồm: sách, con người và sứ điệp. Trong các phần này, ở một số phần phụ lục, chúng tôi sẽ giải thích một số bản văn đặc trưng và quan trọng của một số ngôn sứ.
Với mục đích giới thiệu, tất cả các phần đều chỉ được trình bày một cách tổng quát. Phần lớn còn lại của việc đào sâu hơn sự hiểu biết về các ngôn sứ và sứ điệp của các ngài là công việc tìm tòi, nghiên cứu thêm của mỗi cá nhân độc giả.
Công việc chính yếu của chúng tôi là tìm đọc, gom góp, suy tư, nhận định và biên soạn lại những tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát rất công phu của nhiều tác giả đi trước, nhất là những nhà chuyên môn Thánh Kinh, với mục đích giúp các sinh viên Thần Học, và những ai yêu mến lời Chúa trong môi trường hiện tại ở Việt Nam hiểu phần nào các ngôn sứ trong Thánh Kinh.
[…]
- Lm. Bernard Phạm Hữu Quang, PSS
Nhận xét đánh giá