-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Hoạt động của bộ Công dưới đời vua Tự Đức qua các châu bản nhà Nguyễn
Tác giả: Hà Mai Phương
Dịch giả:
Nhà xuất bản:Hồng Đức
Kích thước: 14 x 20.5 cm
Số trang: 387
Loại bìa: Bìa mềm
Là một trong sáu bộ của triều đình nhà Nguyễn, bộ Công có một vai trò quan trọng trong các công tác xây dựng và sửa chữa các cung điện, đài, dàn công thụ ở kinh đô, vương công phủ đệ, kho tàng, lăng tẩm, thành và công thự ở các tỉnh trong nước, công tác chế tạo và tu sửa các loại tàu thuyền; công tác giữ gìn và chỉnh đốn hệ thống đê điều trong nước; công tác chỉnh tu hệ thống đường sá cầu cống, kiểm soát việc lưu thông của tàu thuyền.
Cuốn sách Hoạt động của bộ Công dưới đời vua Tự Đức qua các châu bản nhà Nguyễn, sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tồng quan về tổ chức của bộ Công; thể thức điều hành công vụ của bộ Công; các hoạt động chính của bộ, và đặc biệt là những châu phê của vua Tự Đức đối với những bản tấu trình của quan lại địa phương, để từ đó người đọc phân nào nhận thấu được tài cai trị cũng như ý hưởng của vua Tự Đức. Các châu phê cũng phần nào làm tan đi những thành kiến sai lầm của người đời về vua Tự Đức, người được coi là chịu trách nhiệm trước lịch sử vì không ngăn cản được cuộc xâm lăng của người Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX.
---
Tác giả Hà Mai Phương (1939-2009) từng là giảng viên Sử học tại trường Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm Đà Lạt, là giảng viên ban Ngôn ngữ của Đại học Stanford California từ 1990 đến 2008.
Ông có nhiều bài viết và nghiên cứu đăng trên nhiều tạp chí trong đó có tạp chí Dòng Việt, đồng thời cũng xuất bản nhiều sách ở hải ngoại. Cuốn sách nổi tiếng và sớm nhất của ông có lẽ là cuốn Hoạt động của bộ Công dưới đời vua Tự Đức qua các châu bản nhà Nguyễn, vốn được phát triển từ luận văn Cao học Sử học, dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Nguyễn Thế Anh.
Nhận xét đánh giá