-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
I Và Y Trong Chính Tả Tiếng Việt
Tác giả: Cao Tự Thanh
Dịch giả:
Nxb: Văn hoá - Văn nghệ
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 256
Loại bìa: Bìa cứng
Năm xuất bản: 2014
Cuốn sách xuất phát từ quan điểm chính tả tiếng Việt phải được xây dựng trên cơ sở ghi âm các âm tiết chứ không thể máy móc theo hình thức các âm vị, quyển sách khảo sát lối viết các từ i/y trong tiếng Việt trên cơ sở các tài liệu và từ điển chữ quốc ngữ Latin, mặt khác cũng tìm hiểu vấn đề này qua các vận thư chữ Hán, các tài liệu và từ điển chữ Nôm, thông qua đó làm rõ lý do của tình trạng bất nhất về lối viết dùng cả i và y trong chính tả tiếng Việt trước nay.
Riêng với các tài liệu và từ điển chữ Nôm, vì điều kiện cá nhân chưa cho phép hoàn thành Bảng thống kê với tất cả những ký tự cần thiết đảm bảo sự chính xác và mỹ thuật trong việc in ấn nên tác giả chỉ có thể trình bày tóm tắt.
--------------
...Trong chính tả chữ quốc ngữ Latin từ thế kỷ XVII trở đi, tất cả những từ thuần Việt có phần vần là i đều đã được ghi thống nhất với i, điều này hoàn toàn phù hợp với ngữ âm và từ vựng tiếng Việt. Chỉ có các từ Việt Hán mới ghi với cả i và y, vì cách đọc Việt Hán chia các từ Việt Hán có phần vần là i/y ra Tam đẳng Khai khẩu tức các trường hợp không tròn môi và Tam đẳng Hợp khẩu tức các trường hợp có tròn môi, trong đó chỉ những từ Khai khẩu mới có thể được ghi với y. Chính vì đều thuộc Tam đẳng Khai khẩu nên các từ Việt Hán i/y có phụ âm đầu là zero như: y (áo), y (chữa bệnh), ý (mặc áo), ý (ý nghĩ), ỷ (dựa)... trước nay đều được viết với y. Đây là lời giải thích duy nhất hợp lý về sự tồn tại song song của cả i lẫn y trong việc ghi âm các từ Việt Hán bằng chính tả quốc ngữ Latin.
...Trên hành trình từ không gian văn tự ghi ý chuyển qua không gian văn tự ghi âm, con người Việt Nam đã không nối tiếp được trọn vẹn và toàn diện truyền thống ngôn ngữ của mình trong phạm vi ghi âm các từ Việt Hán i/y. Đó là một thực tế lịch sử, nhưng thực tế ấy còn phụ thuộc vào quan điểm nhìn nhận. Có thể nói đó là một bằng chứng ngôn ngữ về nét đứt gãy đến nay vẫn chưa được hàn gắn trong sự phát triển văn hóa ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc trở đi, nhưng cũng có thể nói đó là một thành công của tiếng Việt trên con đường vượt ra khỏi không gian âm vận học Hán ngữ. Cho nên chọn lựa chính tả về cách viết các từ Việt Hán i/y hiện nay còn mang ý nghĩa là một chọn lựa văn hóa, nó đòi hỏi sự thận trọng và sáng suốt trong việc nhìn nhận để xác định con đường phát triển của tiếng Việt trong đó có chính tả tiếng Việt trong tương lai.
Nhận xét đánh giá