-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Kẻ Điên Và Thánh Nhân: Trí Huệ Từ Bậc Thầy Schopenhauer
Tác giả: DIệp Châu
Dịch giả:
Nxb: Hồng Đức
Kích thước: 14 x 20.5 cm
Số trang: 168
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
Kẻ Điên Và Thánh Nhân: Trí Huệ Từ Bậc Thầy Schopenhauer
Tác giả: DIệp Châu
Cuộc đời Schopenhauer
Schopenhauer là một triết gia, đồng thời là một nhà tư tưởng. Ông xuất phát từ góc độ bản tính con người và chia động cơ hành vi của con người thành ba dạng: vị kỷ, ác độc và đồng tình, tức là hy vọng bản thân vui vẻ, hy vọng người khác đau khổ và hy vọng người khác vui vẻ. Khách quan mà nói, trong cuộc sống và công việc hiện tại, mỗi người đều có một hoặc nhiều động cơ như thế. Có thể nói Schopenhauer đã vạch trần bản tính con người. Do đó, một số quan điểm tư tưởng của ông rất đáng để chúng ta noi theo và học hỏi.
Nhìn vào cuộc sống và tác phẩm của Schopenhauer thì người ta mới hiểu rằng ông là một người luôn đi tìm kiếm sự bình yên và thanh thản trong tâm hồn qua thẩm mỹ, đạo đức, kiến thức từ cuộc sống hoặc chủ nghĩa khổ hạnh (giống Phật giáo là loại bỏ những ham muốn trần tục).
Tuổi thơ không êm đềm của Schopenhauer
Ngay từ nhỏ đã phải chứng kiến sự ra đi của bố và sự lạnh lùng của thế giới. Schopenhauer là con người tuyệt đối cô độc. Ông không hợp mẹ và sau khi rời xa bà thì cho đến tận khi bà mất ông không gặp lại mẹ một lần nào. Ông không lập gia đình, không con cái, không có lấy một người bạn.Ngay cả khi ra đi trong tư thế ngồi ở tuổi 72, ông vẫn chưa từng thôi đau khổ.
Nhưng ông vẫn tìm ra lẽ sống của mình, vẫn mang cái nhìn rất khoan dung với thế giới và đặc biệt là những người có vấn đề về tâm lý, mang suy nghĩ muốn kết liễu.
Lý thuyết siêu hình của ông chính là nền tảng cho các tác phẩm về đề tài tâm lý học, mỹ học, đạo đức học và chính trị học, tạo ảnh hưởng lớn tới nhiều danh nhân thượng thặng như Friedrich Nietzsche, Wagner, Ludwig Wittgenstein, Sigmund Freud, Liev Tolstoi…
Cuốn sách "Kẻ điên và thánh nhân: Trí huệ từ bậc thầy Schopenhauer" phơi bày đầy đủ những tư tưởng và triết lý của ông Schopenhauer và quan niệm về chủ nghĩa bi quan, từ chủ nghĩa bi quan cho ta cái nhìn lạc quan hơn.
Nội dung cuốn sách Kẻ điên và thánh nhân: Trí huệ từ bậc thầy Schopenhauer
Những tư tưởng của Schopenhauer trong cuốn sách được chia làm 7 chương:
Chương 1: Tư tưởng của bạn như thế nào, thế giới sẽ như thế đó
Chương 2: Đời người là đau khổ, nhưng ta có thể chuyển hóa nó thành hạnh phúc.
Chương 3: Không thể ôm trọn phồn hoa thì đừng màng đến nó
Chương 4: Nhân tính vốn hiểm ác, rèn luyện tu dưỡng để chống lại tất cả
Chương 5: Nếu đã không thể tránh khỏi cô đơn, vậy thì cứ học cách tận hưởng.
Chương 6: Nếu không thể níu giữ thời gian, hãy tận dụng thời gian hết mức
Chương 7: Không bị người khác mê hoặc, học cách suy nghĩ độc lập
Tư tưởng Schopenhauer: Chủ nghĩ bi quan
Triết lý yếm thế (Pessimism) của Schopenhauer dựa trên nhận định cho rằng thế giới là một động lực mù quáng, phi lý và lạc lối, bởi vì không có Thượng đế nào dẫn đường cho nó.
Schopenhauer cho rằng, đời người vốn đau khổ và bi thảm, không chỉ có con người, ông cho rằng bản chất của tất cả sinh mệnh đều là đau khổ. Nhìn lại những người bên cạnh bạn, rồi nghĩ về bản thân bạn, bất luận nguyên nhân là gì, hiện giờ quả thực có không ít người cảm thấy bản thân rất bất hạnh, rất đau khổ, mỗi ngày đều mặt mày ủ rũ, ý chí sa sút, thậm chí có những người còn tự vẫn vì không chịu đựng được đau khổ của cuộc sống.
Ngoài đau khổ ra, đời người sẽ gặp rất nhiều chuyện cản trở sự trưởng thành, có rất nhiều vấn đề cần chúng ta lựa chọn. Sự hiểm ác của con người bây giờ chẳng có gì lạ lẫm. Dối trá, xảo quyệt, mưu mô, lừa gạt thường xuyên tiếp diễn, khiến cuộc sống của chúng ta kinh hồn bạt vía. Tự thân chúng ta có thể lương thiện, công bằng, nhưng chúng ta không thể tác động đến sự hiểm ác của người khác
Suy ngẫm những triết lý hay của Schopenhauer trong sách
1. Phần lớn khó khăn mà những người hay sầu muộn và âu lo gặp phải đều do họ tưởng tượng, còn cực khổ mà những người vui vẻ, thờ ơ phải chịu đều chân thực. Vì thế, những người gặp chuyện gì cũng nghĩ theo chiều hướng xấu ít phải chịu đả kích của thất bại; trái lại, những người chỉ nhìn vào mặt sáng của sự việc thường không như ý.
2. Trí tuệ chỉ là lý luận mà không áp dụng vào thực tế cũng như một đóa hoa hồng cánh kép, mặc dù sắc hoa rực rỡ, hương thơm nồng nàn, nhưng sau khi tàn sẽ không để lại hạt giống.
3. Bản thân sự vật không thay đổi, thứ thay đổi chỉ là cảm giác của con người!
4. Một người khi soi gương sẽ không bao giờ dùng ánh mắt của người xa lạ để soi xét bản thân, ý thức của anh ta sẽ không ngừng nhắc nhở rằng: “Thứ tôi nhìn thấy không phải là cái tôi khác, mà là cái tôi của tôi."
5. Sai lầm mà mọi người thường mắc phải là dùng sức khỏe để đổi lấy những vật ngoài thân
Nhận xét đánh giá