- 20%
  • Khái Niệm Then Chốt Trong Nghiên Cứu Giới

Khái Niệm Then Chốt Trong Nghiên Cứu Giới

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: NXB PHỤ NỮ
134,400 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Quý khách có nhu cầu bao sách vui lòng ghi chú lại khi đặt hàng - Miễn phí bao sách.

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Các khái niệm then chốt trong nghiên cứu giới

Tác giả: Jane Pilcher,  Imelda Whelehan 

Dịch giả: Nguyễn Thị Minh

Nhà xuất bản: Phụ Nữ

Kích Thước: 15x24 cm

Số trang: 448

Loại bìa: Bìa mềm

Chi tiết sản phẩm

Việc nhận ra tính liên tầng (intersectionality) đã khiến các tác giả và nhà nghiên cứu phải chú ý nhiều hơn đến việc trải nghiệm bạo lực giới khác nhau theo sự nhận diện về sắc tộc, giai cấp, tính dục và giới, chẳng hạn. Montoya và Agustin (2013) xem xét các viễn tượng liên tầng đã và nên được kết hợp như thế nào thành phản ứng chính sách đối với bạo lực giới. Họ lập luận rằng, bên trong Liên minh châu Âu, đã có xu hướng cho rằng các hình thức bạo lực giới trong một số cộng đồng thiểu số là vấn đề của “người ngoài”, phát sinh từ và liên quan đến các nền văn hóa “ngoại lai” không phải bản địa. Việc kiến tạo một số hình thức bạo lực giới theo kiểu này cần phải bị chất vấn.


 Đầu tiên, nó che giấu mức độ bạo lực trên cơ sở giới bắt nguồn từ bất bình đẳng về cấu trúc, không phải chỉ về giới mà còn về các quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế, bao gồm cả mặt lịch sử. Thứ hai, nó đẩy ra ngoài lề các nhóm xã hội vốn đã dễ bị tổn thương, thông qua việc “biến họ thành cái Khác”. Thứ ba, nó nhấn mạnh vào các hình thức cụ thể của hành vi bạo lực giới nhằm làm lệch tâm mức độ nghiêm trọng và phổ biến của hành vi bạo lực trên cơ sở giới tự thân, và vì vậy sẽ duy trì trạng thái bình thường của nó (Montoya và Agustin 2013: 538–9).

Ngược lại, Strid và cộng sự (2013) lập luận rằng việc tập trung đặc biệt vào các loại bạo lực giới cụ thể bên trong các cộng đồng thiểu số (chẳng hạn như cắt bộ phận sinh dục nữ (FGM), giết người vì danh dự, hôn nhân cưỡng bức) không nhất thiết dẫn đến việc nó được “văn hóa hóa” theo cách mà Montoya và Agustin (2013) đề xuất. Strid và cộng sự (2013) lập luận, một trọng tâm như vậy làm cho những hành vi bạo lực này khả kiến và mở cho các biện pháp chính sách.

Tuy nhiên, Strid và cộng sự cũng nhận ra rủi ro của cách tiếp cận trên: nó có thể dẫn đến đặc điểm giới của các hành vi bạo lực trở nên bị che mờ đi. Nói cách khác, bạo lực thay vào đó được văn hóa hóa, sắc  tộc hoặc chủng tộc hóa thay vì giới hóa. Đối với Strid và cộng sự (2013), con đường hướng về phía trước là đảm bảo rằng, nhiều bất bình đẳng được công nhận và giải quyết, cả về mặt lý thuyết lẫn trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm cải thiện hoặc xóa bỏ các hình thức bạo lực giới khác nhau.  ]

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng