- 20%
  • Khảo về tiểu thuyết (Tục ngữ Ca dao)

Khảo về tiểu thuyết (Tục ngữ Ca dao)

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Xuất xứ: Viet Nam
76,000 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Khảo về tiểu thuyết (Tục ngữ Ca dao)

Tác giả: Nam Phong Tùng Thư - Phạm Quỳnh chủ nhiệm

Kích thước: 13x20 cm

Số trang: 260

Loại bìa: Bìa mềm

Chi tiết sản phẩm

Khảo về tiểu thuyết (Tục ngữ Ca dao)

“Tiểu thuyết đã là một truyện bịa đặt ra, thì phần cốt yếu trong phép làm tiểu thuyết là sự kết cấu. Kết cấu là thế nào? Kết cấu là tự không gây dựng ra, bày vẽ ra, đặt để ra, xếp các nhân vật, các tình tiết, cho có đầu đuôi, có sau trước, có mành mối, có ngành ngọn, nói tóm lại là đặt thành một truyện hiển nhiên như truyện thật, khiến cho người đọc đương lúc đọc mơ màng tưởng tượng như là việc có thực vậy. Tài nhà làm tiểu thuyết phần nhiều là ở cái tài kết cấu đó”.

 

“Mục đích tôi trong bài diễn thuyết này là muốn chứng rõ rằng tiếng quốc âm ta phong phú dường nào, và cái văn chương truyền khẩu của ta thanh tú biết bao nhiêu. Tiếng An-Nam ta hay lắm, các ngài ạ. Người ngoại quốc cũng phải khen là một thứ tiếng êm như ru, vui như hát, mỗi vần đánh ra năm dấu, đọc thành sáu giọng khác nhau, như trong cung đàn vậy. Tưởng không có mấy thứ tiếng hòa bình êm ái bằng tiếng ta. Vậy thì bọn ta phải nên trân trọng lấy cái quốc âm quí báu ấy, ra công tập luyện trau dồi cho mỗi ngày một hay một đẹp hơn lên, dù ta học chữ Tây hay chữ Tàu, ta cũng chớ nên quên bỏ tiếng Tổ quốc, là cái tiếng từ khi lọt lòng ra đã học nói, và đến khi hấp hối chết cũng còn nói".

 

Mấy năm nay ở nước ta, người làm tiểu thuyết, người đọc tiểu thuyết đã thấy nhiều. Phàm buổi mới đầu, lấy đâu được tốt. Cho nên người làm tiểu thuyết còn ít thấy hay, mà người đọc tiểu thuyết cũng chưa được sành. Lối tiểu thuyết trong văn chương ta thật là chưa có phương châm, chưa có định thể vậy. Đương lúc bây giờ, nên giải nghĩa rõ tiểu thuyết là gì, và bàn qua về phép làm tiểu thuyết ở các nước Âu Mĩ thế nào, tưởng cũng có thể giúp cho nghề tiểu thuyết ở nước ta được một đôi phần vậy.

--- 1 ---

Tiểu thuyết là một thể văn chương thịnh hành nhất đời nay. Trong các sách xuất bản ở các nước hiện bây giờ, quá nửa là sách tiểu thuyết. Trong các báo hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, không bao  giờ  là  không  có  một  phần  tiểu  thuyết.  Tiểu thuyết thịnh hành như thế thời chắc là người đời ưa tiểu thuyết và lối tiểu thuyết là hợp với tính tình tư tưởng của phần nhiều người ta. Xét lịch sử, lối tiểu  thuyết  có đã lâu:  ở  nước Tàu  thì thịnh hành từ đời nhà Nguyên; ở nước Pháp thì phôi thai từ thế kỷ thứ 13, 14; nhưng thành thể tài như ngày nay là mới bắt đầu từ thế kỷ thứ 19, nghĩa là trong khoảng hơn một trăm năm nay. Cho nên các sách lịch sử văn học Âu châu đều nói rằng “thế kỷ thứ 19 là thế kỷ tiểu thuyết” (le 19e siècle est le siècle du roman).

 

Nay cứ lý hội các tính cách chung của tiểu thuyết đời nay thì có thể giải nghĩa tiểu thuyết như thế  này: Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng thú. Như vậy, thì phạm vi của tiểu thuyết rộng lắm: phàm  sách  gì  không  phải  là  sách  dạy học, sách lý luận, sách khảo cứu, sách thi ca, thì là tiểu thuyết cả, mà tiểu thuyết có khi lại gồm được cả các lối kia, vì trong một bộ tiểu thuyết, cũng có chỗ nghị luận, chỗ khảo cứu, chỗ ngâm vịnh, chỗ khuyên răn. Cứ nghĩa hai chữ “tiểu thuyết” (……) trong sách Tàu thời lại rộng lắm nữa: phàm sách gì không phải là “chính thư” (nghĩa là sách để học, như kinh, truyện, sử, vân vân), đều là tiểu thuyết cả, nhưng tiểu thuyết đây tức là tạp thuyết, có khác với nghĩa tiểu thuyết như bây giờ. Tiểu thuyết bây giờ thì như trên kia đã giải phải là một truyện đặt ra và là một truyện có hứng thú; thường thường thời viết bằng văn xuôi, theo lối tự sự, như lời nói thường, nhưng cũng có một đôi khi viết bằng lối vận văn, như Truyện Kiều (song ít lắm, có lẽ không đâu có lối tiểu thuyết bằng vận văn giống như các “truyện” ta). Nói tóm lại, tiểu thuyết là một truyện bịa đặt mà có thú vị. Ấy cái tính cách chung của tiểu thuyết là thế. Còn thể thức thì thật là thiên hình vạn trạng. Một nhà làm sách khảo về lịch sử lối tiểu thuyết trong văn chương nước Pháp, đã nói rằng: “Lối tiểu thuyết như ông thần “biến tướng” trong truyện Hi Lạp đời xưa, thay hình đổi dạng đủ cách để làm cho người ta được hứng thú. Hoặc kể truyện phong tình êm ái mà khiến cho lòng ta phải cảm động; hoặc thuật truyện anh hùng hào kiệt mà khiến cho trí ta phải mơ màng. Hoặc tả tính tình rất tinh tế, họa chân cảnh rất xảo kỳ, đều là làm khoái trá cho tinh thần ta cả. Có khi đem ta ra ngoài những nơi kẻ chợ nhà quê mắt đã trông lắm lấy làm nhàm, mà đưa tới những phương xa cõi lạ có chim kêu vượn hót, cây đẹp cỏ thơm. Người ta chẳng qua là một lũ con trẻ lớn, cho nên dẫu là người đa tình đa cảm hay là người hiếu học hiếu kỳ, đọc tiểu thuyết cũng phải thích, vì tiểu thuyết khéo bày đặt những truyện vui truyện lạ cho ai nấy cũng phải mê”. (Véritable Protée, le roman revêt toutes les forines pour nous séduire. Il émeut notre coeur ou notre imagination avec de douces histoires d’amour et des aventures héroĩques. Il charme notre esprit par des minutieuses analyses de l’âmeet par des peintures savantes de la réalité. Il nous entraine enfin loin des villes banales et des pays trop connus vers  ces  lointaines  contrées  où  d’étranges  oiseaux chantent sur des arbres merveilleux. Et que I’on soit un rêveur, que I’on aime la science et la psychologie, que I’on ait une humeur aventureuse, peu importe! Le roman sait toujours conquérir les grands enfants que nous sommes en offrant à chacun ce qui flatte sa manie ou sa passion).  (L.LEVRAULT. Les  genres littéraires: le Roman).

 

Hình thức tiểu thuyết đã bất nhất như thế, thì nghề làm tiểu thuyết cũng không có phép tắc nhất định được. Thi ca có phép tắc của thi ca, diễn kịch có phép tắc của diễn kịch, ai chuyên nghề ấy, phải biết cho sành, mới khỏi lầm lẫn. Nhưng phép tắc của tiểu thuyết thì khó lòng mà giải thích cho tường được. Hoặc nói rằng tiểu thuyết cốt đặt truyện cho khéo, kể ra cho hay, là phép tắc của tiểu thuyết thì nói thế cũng chưa đủ định phương châm cho nghề tiểu thuyết được. Song tuy tiểu thuyết thiên hình vạn trạng thật, mà không phải là không có thể chia ra mấy chủng loại lớn, gồm lại mấy phương pháp ấy là nhất định, những chủng loại ấy là bất dịch, mà nên cho là biểu cái đại khái mà thôi. Vậy trước xin bàn qua về phương pháp chung của tiểu thuyết, rồi phân ra mấy chủng loại lớn mà xét riêng về mỗi loại như sau này, không dám tự phụ làm sách chỉ nam cho những nhà soạn tiểu thuyết cùng những người đọc tiểu thuyết, nhưng gọi là giải nghĩa qua về một lối văn chương mới nhóm lên ở nước ta bây giờ và sau này chắc là phát đạt to.

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng