-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Kiến Trúc Trong Văn Hóa Óc Eo, Hậu Óc Eo Ở Nam Bộ (Tái bản, có chỉnh sửa)
Tác giả: Võ Sĩ Khải
Nxb: Tri Thức
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 308
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2025
KIẾN TRÚC TRONG VĂN HÓA ÓC EO, HẬU ÓC EO Ở NAM BỘ
Tác giả: Võ Sĩ Khải
Kiến trúc là một đối tượng quan trọng trong nghiên cứu khảo cổ học lịch sử. Trong văn hóa khảo cổ, kiến trúc là chứng tích cụ thể về trình độ và thành tựu về kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng của một cộng đồng ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Ở Nam Bộ, nhiều di tích kiến trúc cổ thuộc giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên vẫn còn tồn tại trong lòng đất cho đến nay. Khi những người Việt đầu tiên đến đây vào thế kỷ XVII, họ đã nhìn thấy những phế tích rải rác từ miền Đông đến miền Tây. Sự kiện này biểu hiện qua nhiều địa danh có liên quan đến những kiến trúc cổ như Tháp Mười (Đồng Tháp), Gò Thành, Đìa Tháp (Tiền Giang), Lò Gạch (Trà Vinh), Gò Tháp (Tây Ninh)... Hiện nay kiến trúc tháp cổ hiện còn đứng vững trên mặt đất: Chót Mạt, Bình Thạnh (Tây Ninh) và Vĩnh Hưng (Bạc Liêu).
Di tích kiến trúc ở Nam Bộ có nhiều loại như: đền đài, nhà ở, mộ táng, thành quách, bến cảng... Đối tượng nghiên cứu chính của công trình là những di tích bằng gạch và đá đã được khai quật từ năm 1982 đến năm 1999, giới hạn trong 15 kiến trúc (được chọn từ hơn 20 di tích đã được khai quật một cách có hệ thống cho đến nay) phân bố trên những địa hình khác nhau của đồng bằng Nam Bộ. Những di tích còn lại đều được sử dụng để so sánh và bổ sung cho đối tượng chính trong nghiên cứu.
Sách này được thực hiện trên cơ sở những tài liệu chính sau đây:
Tài liệu gốc, gồm các báo cáo khai quật, các bài thông báo khảo cổ, các bản vẽ và ảnh chụp các di tích, hiện vật thuộc về văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo đã được công bố và còn chưa công bố hiện lưu trữ tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ; các hiện vật đã thu thập được cho đến nay về văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (TP. HCM) và bảo tàng của các tỉnh ở Nam Bộ, và một số sách và bài nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và các nền văn hóa cổ ở Đông Nam Á đăng trên các tạp chí khoa học của các tác giả trong và ngoài nước.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về lịch sử nghiên cứu và nhận thức về kiến trúc Óc Eo - hậu Óc Eo ở Nam Bộ. Trong chương này, tác giả nêu lên hai vấn đề chính là quá trình phát hiện, phân bố các di tích và nhận thức về di tích kiến trúc cổ ở đồng bằng Nam Bộ.
Chương 2: Di tích kiến trúc cổ và di vật có liên quan ở đồng bằng Nam Bộ. Chương này, giới thiệu các di tích kiến trúc ở đồng bằng Nam Bộ như là vật liệu và kỹ thuật xây dựng, các cấu kiện kiến trúc, bình đồ và bố cục của các kiến trúc, các di vật liên quan đến kiến trúc, chức năng của các kiến trúc
Chương 3: Truyền thống và không gian văn hóa - xã hội của các di tích kiến trúc cổ ở ở đồng bằng Nam Bộ.
Nhận xét đánh giá