-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Kinh Thánh Nên Cớ Vấp Phạm - Những lỗi Kinh Thánh và sự linh hứng của Thiên Chúa
Tác giả: NIL GUILLEMETTE
Dịch giả: Bênađô Trần Nghiêm, O.Cist
Nxb: Đồng Nai
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Số trang: 394
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2023
KINH THÁNH NÊN CỚ VẤP PHẠM - NHỮNG LỖI KINH THÁNH VÀ SỰ LINH HỨNG CỦA THIÊN CHÚA
Tác giả: Nil Guillemette - Dịch giả: Bênađô Trần Nghiêm, O.Cist
Xuyên suốt hầu hết Cựu Ước, Thiên Chúa được diễn tả như một Bạo Chúa. Quả thật, Cựu Ước có rất nhiều trường hợp trong đó Thiên Chúa được miêu tả là đã gây ra cái chết cho một cá nhân hoặc thậm chí cho một nhóm người vì những lỗi lầm khác nhau. Thật không may, những câu chuyện đó được hầu hết mọi người đọc Kinh Thánh đánh giá dựa trên bề mặt, họ giải thích chúng theo nghĩa đen, nghĩa là mô tả những diễn biến thật sự trái ngược với cách giải thích chủ quan của các tác giả viết Kinh Thánh về những diễn biến đó. Thật lạ lùng, hầu hết những độc giả này đều chấp nhận ý niệm rằng: Thiên Chúa thực sự là một Đấng hay báo thù như thế. Họ hợp lý hóa việc chấp nhận một Hữu Thể như vậy bằng nhiều lối giải thích khác nhau: Thiên Chúa, tác giả của sự sống, có thể lấy lại sự sống bất cứ khi nào Người muốn; Thiên Chúa triệt để chống lại sự dữ và do đó Người phải tiêu diệt nó; trừng phạt kẻ dữ bằng bạo lực là thúc đẩy những người tốt “bước vào lãnh địa” và tránh xa sự cám dỗ; v.v…
[...]
Ý thức được vấn đề nghiêm trọng do những đoạn văn này gây ra cho cuộc sống của vô số Kitô hữu, nên tôi sẽ cố gắng trình bày trong cuốn sách này là những xác quyết như thế không nên hiểu theo nghĩa đen và phải được đọc với một nguyên tắc hoàn toàn khác, dù thực tế là rất nhiều đoạn Kinh Thánh trình bày Thiên Chúa gây ra bạo lực cho một người hoặc một nhóm người.
Không cần phải nói, tôi nhận thức sâu sắc rằng, nếu tôi thành công trong nỗ lực của mình, một số lớn các đoạn Kinh Thánh, chủ yếu là của Cựu Ước, cần phải được giải thích lại một cách triệt để. Một triển vọng như vậy khiến tôi khá lo sợ, điều càng khiến tôi sợ hơn nữa là tôi không phải là một học giả chuyên Cựu Ước.
Do đó, trong tác phẩm hiện tại, tôi sẽ cố gắng cho thấy rằng: vị Bạo Chúa trong Đại Hồng Thủy, việc sát tế Ixaác, và các tai ương ở Ai Cập, v.v... là sự phóng rọi thuần túy từ những xác tín sâu xa, và là sự tưởng tượng của các tác giả viết Kinh Thánh, không có gì hơn.
Trong tác phẩm này, cách giải quyết của tôi đối với những đoạn Kinh Thánh có vấn đề đó sẽ theo thứ tự xuất hiện của chúng trong Kinh Thánh. Do đó, Chương I sẽ nói về Đại Hồng Thủy trong sách Sáng Thế 6–8, Chương II nói về việc Sát tế Ixaác (St 22,1-9), Chương III nói về các Tai ương ở Ai Cập (Xh 7-12), 8 và Chương IV nói về “Lệnh tru hiến” hay án thần tru (Giôsuê, 1Samuen, v.v...).
Sau khi giải quyết một số trường hợp lớn nhất, gọi là “bạo lực của Thiên Chúa" (divine violence), tôi sẽ tiếp tục cố gắng trong Chương V xử lý các trường hợp đó một cách tổng thể và tổng quát hóa những phát hiện của tôi thành nguyên tắc tuyệt đối rằng, Chúa không những không bao giờ trừng phạt mà, thậm chí triệt để hơn, không bao giờ gây đau đớn, đưa ra xét xử đối với những cá nhân cụ thể hoặc thi hành bạo lực bằng bất cứ phương tiện nào.
Sau đó, trong phần thứ hai của cuốn sách này, tôi sẽ trình bày vấn đề quan trọng sau: nếu Kinh Thánh là Lời Chúa, vì nó được viết dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, thì làm sao mà các tác giả được linh hứng lại thường xuyên có thể trình bày một hình ảnh méo mó về Thiên Chúa như vậy? Hy vọng rằng, dù rất khó để trả lời các câu hỏi này một cách thỏa đáng, nhưng phân tích của tôi sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về các động lực liên quan ở đây.
-Trích Lời nói đầu
Nhận xét đánh giá