-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
LÍ DO THỰC TIỄN - VỀ LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG
Tác giả: Pierre Bourdieu
Dịch và chú giải: Nguyễn Tùng
Nhà xuất bản: Tri Thức
Khổ sách: 12x20 cm
Số trang: 504 trang
Loại bìa: Bìa cứng
Trong tác phẩm này, Pierre Bourdieu - một trong những nhà tư tưởng xã hội hàng đầu của thời đại chúng ta - đã làm rõ chi tiết những đặc điểm cơ bản nhất trong cách tiếp cận lý thuyết của ông.
Lý thuyết của Bourdieu vừa là một triết lý về mối quan hệ của khoa học dành để khám phá các mối quan hệ khách quan đã định hình và làm nền tảng cho đời sống xã hội, vừa là một triết lý hành động có xét đến sự sắp xếp của các tác nhân cũng như các tình huống có cấu trúc mà chúng hoạt động trong đó. Triết lý hành động này được cô đọng chỉ trong vài khái niệm cơ bản - habitus, lãnh trường, vốn - và nó được xác định bởi mối quan hệ hai chiều giữa các cấu trúc khách quan (các cấu trúc của các lãnh trường xã hội) và các cấu trúc được sáp nhập vào (các cấu trúc của habitus).
Các khái niệm và giả định chính trong cách tiếp cận của Bourdieu trong tác phẩm này được minh họa bằng nhiều phân tích cụ thể khác nhau, từ việc bàn luận về sự hình thành nhà nước hiện đại đến việc xem gia đình là một nơi để tái sản xuất xã hội, từ việc phân tích nền kinh tế của hàng hóa biểu tượng đến phản ánh các điều kiện xã hội của đạo đức chính trị.
"Lí do thực tiễn" rất xứng đáng có được sự quan tâm của sinh viên và học giả trong các ngành xã hội học, nhân chủng học, chính trị và triết học, cũng như toàn bộ ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung.
----
Tác giả Pierre Bourdieu (1930-2002) được coi là một trong những gương mặt lớn nhất của giới nghiên cứu khoa học xã hội Pháp, và có tầm ảnh hưởng trên thế giới trong nửa sau thế kỉ XX. Kế thừa di sản trực tiếp từ Marx, Weber, Mauss, Durkheim, Cassirer, Althusser, Bacherlard,... các nghiên cứu của ông xuất phát từ nhân học đã nhanh chóng chuyển sang xã hội học và được triển khai trên một quy mô rất rộng bao trùm nhiều ngành và lĩnh vực của khoa học nhân văn. Ông còn là một nhà khoa học nhập cuộc khi tham gia ủng hộ những hoạt động xã hội của giới công nhân, của những người đồng tính từ những năm 1980 và phê phán mạnh mẽ chính sách tân tự do.
Nhận xét đánh giá