• Những nguyên lý của lịch sử nghệ thuật( Bìa Cứng)

Những nguyên lý của lịch sử nghệ thuật( Bìa Cứng)

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: NXB Thế Giới
430,000 ₫
Số lượng
 
1
 
ƯU ĐÃI CỦA BẠN
NGVN50K
NGVN20K
NGVN15K
NGVN10K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: NGVN50K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 50k khi áp dụng đơn từ 1 triệu trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN50K
Mã khuyến mãi:
NGVN50K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN20K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 20k khi áp dụng đơn từ 800k đến 1 triệu
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN20K
Mã khuyến mãi:
NGVN20K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN15K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 15k khi áp dụng đơn từ 550k đến 800k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN15K
Mã khuyến mãi:
NGVN15K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN10K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 10k khi áp dụng đơn từ 350k đến 550k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN10K
Mã khuyến mãi:
NGVN10K
Điều kiện:
CK 20/11

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

 

Những Nguyên Lý Của Lịch Sử Nghệ Thuật

Tác giả: Heinrich Wölfflin 

Dịch giả: Phạm Minh Quân

Nhà xuất bản: Thế Giới

Kích thước: 16x24 cm

Số trang: 368

Loại bìa: Bìa cứng

Chi tiết sản phẩm

 

Heinrich Wölfflin (1864 – 1945) là một trong những tác gia tiếng Đức và viết về lịch sử nghệ thuật quan trọng nhất, có vai trò quan trọng trong sự khai sinh của bộ môn lịch sử nghệ thuật hiện đại, cũng như hệ thống mỹ học hoàn chỉnh của phê bình nghệ thuật. Ông từng là giáo sư tại nhiều trường đại học danh giá ở Đức và Thụy Sĩ, như Đại học Basel, Đại học Berlin, Đại học Munich và Đại học Zürich.  

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Những nguyên lý của lịch sử nghệ thuật (Kunstgeschichtliche Grundbegriffe, 1915) đã được dịch ra 22 thứ tiếng trên thế giới, và trân trọng được giới thiệu bản dịch thứ 23, bằng tiếng Việt, của cuốn sách tới độc giả Việt Nam. 

Cuốn sách còn có một tiêu đề phụ, với nhan đề “das Problem der Stilentwickelung in der neueren Kunst,” nghĩa là vấn đề sự phát triển phong cách ở nghệ thuật hiện đại (có một số bản dịch tiếng Anh điều chỉnh thành later art/nghệ thuật sau này cho phù hợp với bối cảnh đương đại). Tuy nhiên, người dịch lựa chọn cách diễn đạt là “tân nghệ thuật,” để chỉ ra rằng, một trong những phát hiện lớn của Wölfflin là tìm thấy ở mỗi sự chuyển đổi sang một phong cách nghệ thuật mới, đều chứa đựng những nguyên lý của nó. Đây chính là hằng số của lịch sử nghệ thuật.
Trái với lối tiếp cận dựa trên tiểu sử và giai thoại phổ biến ở thế kỷ XIX, Wölfflin tập trung hoàn toàn vào các cạnh khía hình thức như chủ đề, bố cục, màu sắc, ánh sáng, được thể hiện bởi các họa sĩ ở một trường phái, giai đoạn hay quốc gia cụ thể. Wölfflin muốn chỉ ra trong các phong cách hội họa, điêu khắc và kiến trúc có sự vận động phát triển và một quy luật vận động.

Xuyên suốt tác phẩm, người đọc sẽ được du hành từ đỉnh cao này sang đỉnh cao khác, từ những kiệt tác nghệ thuật Phục hưng đến với Baroque, từ Botticelli, Leonardo da Vinci, Raphael, Dürer, Titian, Tintoretto cho tới Rubens, Bernini, Velázquez, Rembrandt, Vermeer…

Và hãy xem hậu thế nói gì về Wölfflin:

“[Heinrich Wölfflin] phát hiện ra phê bình nghệ thuật là một mớ hỗn độn chủ quan, nên sau đó ông đã biến nó thành một khoa học.” – Herbert Read, sử gia nghệ thuật người Anh, đồng sáng lập Viện Nghệ thuật Đương đại Anh (ICA).

“Heinrich Wölfflin là một trong những nhà sử học nghệ thuật đại diện cho một trường phái.” – Martin Warnke, giáo sư lịch sử nghệ thuật người Đức. 

“Ở đỉnh cao sự nghiệp, ông dường như là người xuất sắc nhất, thay vì là người đầu tiên hay duy nhất. Ông trở thành người mà không ai ở thời đại của ông có thể trở thành: một tác gia kinh điển” – Marshall Brown, giáo sư văn học so sánh Đại học Washington, Mỹ.

“Một điều nữa cũng cần phải nói đến là viết lịch sử nghệ thuật, nhưng Wölfflin không chỉ đơn thuần phục dựng lại quá khứ, mà quan trọng hơn làm thế nào để quá khứ trình hiện như là một vấn đề của hiện tại, giúp hiện tại giải quyết vấn đề của chính nó. Để làm được điều này, Wölfflin phải đứng trên đỉnh cao của tư tưởng thời đại mình. Nhờ thế công trình của ông đã thể hiện được lối viết sử mới này.” – Đỗ Lai Thúy, nhà phê bình, Viện trưởng Viện Nhân học Văn hóa.

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng