-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Lịch Sử Triết Học Tây Phương Đại Học Columbia
Chủ biên: Richard H. Popkin
Chuyển ngữ: Nguyễn Trọng Đa - Hiệu đính: Vital-Luca Nguyễn Hữu Quang, FSC
Khổ sách: 16x24cm
Số trang: 1394
Loại bìa: Bìa cứng
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG (Đại Học Columbia), tác phẩm đồ sộ bao quát nền triết học phương Tây đa dạng và phong phú (cập nhật các tư tưởng, các tác phẩm, tác giả đến cuối thế kỷ XX) với sự tham gia thực hiện của 61 học giả và Giáo sư hàng đầu.
Công trình này trải dài toàn bộ nền lịch sử triết học phương Tây, đi từ Tiền-Socrate đến triết học tk XX, từ triết gia Hy Lạp duy yếu tính Platon đến triết gia Đức ngôn ngữ Wittgenstein, hay từ triết gia Kinh Viện Tôma Aquinô đến triết gia hiện sinh Heidegger. Đó là một sự phân tích lịch sử bao quát mọi gương mặt nền, các trường phái và phong trào của triết Tây, cách chung mọi truyền thống triết học vừa phân tích vừa lục địa, nhưng luôn cung cấp một cách sinh động và không thiếu sự sâu sắc, hợp thời cho độc giả.
Ngoài ra tác phẩm này còn mở rộng một cách có ý nghĩa viễn tượng của nền triết học phương Tây, để đụng đến những nền triết học khác có tầm ảnh hưởng lên mình: những tư tưởng triết học của Miền Trung Đông và châu Á, cũng như sự đóng góp cần thiết của các tác giả Do Thái và Hồi giáo, và sự tiếp cận xuất sắc vai trò của phụ nữ truyền thống.
Một cách làm cũng khá cuốn hút của tác phẩm: Popkin và các cộng tác viên của ông không ngại đưa vào những khám phá mới mẻ sau này về những triết gia. Ví dụ như vô số tri thức mới được khám phá bất ngờ của triết học vào thế kỷ XVII và XVIII, chưa bao giờ được công bố liên quan đến những trước tác của triết gia duy nghiệm John Locke, nay được đề cập đến, đã tạo cho độc giả một hứng thú mới, khi thấy được diễn tiến tư tưởng của Locke. Có nhiều phần trong tác phẩm như thế. Tất cả giúp gia tăng lý thú sự hiểu biết của chúng ta về các triết gia, không chỉ nhìn các ông như những hệ tư tưởng cô lập, nhưng nhận thức được các ông trong bối cảnh xã hội và tri thức phong phú.
Trích Lời giới thiệu bản dịch tác phẩm
Nhận xét đánh giá