- 20%
  • Lịch Sử Triết học Ấn Độ Cổ Đại

Lịch Sử Triết học Ấn Độ Cổ Đại

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Xuất xứ: Viet Nam
Thương hiệu: NXB Khoa học xã hội
160,000 ₫
Hết hàng
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

HẾT HÀNG

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Lịch Sử Triết học Ấn Độ Cổ Đại

Chi tiết sản phẩm

Ở lần xuất bản này, tác giả có bổ sung thêm phần 3, là phần nhận định và đánh giá về đặc điểm và ý nghĩa của triết học Ấn Độ cổ đại.
----
... Tính chất đặc biệt của tư tưởng triết học cũng như nền văn hóa Ấn Độ cổ là ở chỗ, tư tưởng triết lý ấy luôn hướng về đời sống tâm linh, suy tư trừu tượng, nên rất cao siêu và thâm trầm. Hơn thế, không giống với nhiều nền văn minh, với nhiều quốc gia khác, tư tưởng triết học và nền văn hóa Ấn Độ là một thế giới huyền bí, kỳ diệu, đây sức quyến rũ, chưa bao giờ bị tàn lui trong lịch sử. Nó không phải là những báu vật, hay những pho sách trang hoàng đẹp đẽ, trưng bày trong tủ kính để người ta chiêm ngưỡng, ca ngợi, mà những tư tưởng triết lý ấy này sinh từ đời sống và đi vào đời sống: là hơi thở, thậm chỉ là cứu cánh trong cuộc sống của nhân dân Ấn Độ. Vậy nên, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những tư tưởng văn học, triết học, tôn giáo Ấn Độ như kinh Veda, kinh Upanishad, đạo Phật, đạo Hindu, hay các bộ đại sử thi Ramayana, Mahabharata đã có từ hơn 3.000 năm nay, vẫn còn được truyền tụng sâu rộng trong dân chúng đến một mức độ không thể tưởng tượng được. Những thợ thuyền, những người nông dân sau mỗi vụ mùa lao động vất vả, lam lũ vẫn bỏ ra một món tiền lớn trong số tài sản nhỏ bé của mình để trả cho những nghệ nhân mỗi đêm đọc tụng và bình giải kinh sách hay sử thi cổ cho họ nghe, cứ như thế kéo dài từ ba đến sáu tháng liền.
Ý nghĩa triết lý đạo đức nhân sinh đặc sắc của Mahābhārata và Ramayana nói riêng, cũng như của triết học tôn giáo Ấn Độ nói chung, đã được Romesh Dutt nhận xét: “Người ta khó mà tìm thấy được một người Ấn Độ nào, dù là nam hay nữ, giàu hay nghèo, trí thức hay thất học, mà những kỷ niệm xa xưa nhất của người đó lại không dính dáng đến lịch sử và nhân vật của các thiên hùng ca... Tư tưởng đạo đức chứa đựng trong những tác phẩm ấy đi thẳng vào tâm hồn dân tộc Án Độ, một dân tộc vốn giàu lòng tín ngưỡng, và trở thành nền tàng của nền đức dục của người Ấn Độ. Ở Ấn Độ, các bà mẹ không tìm đâu thấy một người tri đức nào tốt đẹp hơn để giáo dục con gái, và các cụ già có thể sử dụng các truyện tích trong anh hùng ca làm một nguồn cảm hứng bất tận để kể chuyện cho con cháu... Trong vòng ba ngàn năm nay, những tác phẩm ấy đã trở thành di sản quý bảu của nhân dân Ấn Độ và hiện thời chủng vẫn còn phản chiếu rõ rệt trong tư tưởng, tín ngưỡng và ý niệm đạo đức của toàn thể dân tộc".
Không những thể, nếu tư tưởng triết học phương Tây chú ý đến mạch lạc lý luận, đến nhận thức hiểu biết thế giới chung quanh, tìm chân lý ở bên ngoài con người bằng suy luận logic và thực nghiệm khoa học thì triết học phương Đông, nhất là triết học Ấn Độ, là triết lý của đời sống, là đạo sống của con người. Nó chú ý đến bản chất đời sống tâm linh và sự tương ứng tương đồng giữa nội tâm và ngoại giới, tìm "con đường giải thoát" cho con người khỏi nỗi khổ của cuộc đời bằng sự rèn luyện trí tuệ (prajna - yoga), trực giác (intuition), "thực nghiệm tâm linh" và sự tu luyện hành động đạo đức (karma - yoga) theo giới luật, cùng với đức tin thuần thành vào Đấng tối cao (bkaki - yoga) hay còn gọi là chủ nghĩa tín ái.
Nhưng muốn tìm ra đạo sống của con người, triết học tôn giáo Án Độ cổ đại tất yếu phải lý giải những vấn đề về nguyên lý tối cao của vũ trụ mà họ coi là một lực lượng tuyệt đối, tối cao, huyền diệu, chi phối tất cả những cái hữu hinh, hữu hạn, có sinh, có diệt,... Và, để tinh thần con người vượt qua những cái thường biến như giả tưởng (maya), vụt mất, vụt còn, khát khao vươn tới cái tuyệt đối, tối cao, bất diệt là chỗ dựa cho linh hồn minh, con người phải vượt qua những mâu thuẫn giằng xé giữa cuộc sống hiện thực và thế giới nội tâm, giữa cải thiện và cái ác, giữa tinh thần, tâm hồn thanh khiết với lòng vị kỷ, tham dục và thế giới vật dục... Do đó, tư tưởng triết học Ấn Độ cũng sâu sắc không kém gì những hệ thống triết học duy lý của phương Tây.
Những tư tưởng triết học cao siêu, những triết lý tôn giáo lớn của Ấn Độ như đạo Phật, đạo Hindu, đạo Yoga, đạo Jaina... đã từng tỏa sáng ở nhiều quốc gia trên thế giới, và đã được các lãnh tụ của nhân dân Ấn Độ vận dụng sống động trong bước đường đấu tranh giải phóng dân tộc mình, Nó chỈ ra cho mỗi chúng ta bài học sinh động và sâu sắc về đạo sống, không chỉ trong quan hệ giữa con người với con người, mà còn cả trong quan hệ giữa con người với chúng sinh và thế giới xung quanh...
 
 
 
 
 

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng