Tác phẩm "Đặt cơ sở cho siêu hình học về đức lý" (GMS) này được hoàn tất vào năm 1784 và được công bố năm 1785 là tác phẩm đầu tiên được Kant dành riêng cho những vấn đề đạo đức học hay triết học luân lý. Ba năm sau đó, 1788, ông tiếp tục công bố những tác phẩm đạo đức học với quy mô rộng lớn hơn: Phê phán lý tính thực hành (1788) và Siêu hình học về đức lý gồm hai phần: học thuyết về pháp quyền và học thuyết về đức hạnh (1797) cũng như một loạt những bài viết nhỏ hơn bàn về những vấn đề thuộc lĩnh vực triết học thực hành như triết học chính trị và triết học lịch sử. Vào thời điểm công bố GMS, mối ưu tư của Kant về lĩnh vực đạo đức thật ra đã kéo dài suốt 30 năm.
[...]
Trong sơ đó “kiến trúc học” triết học của ông, Kant cho rằng đạo đức học phải là một khoa học về những đối tượng và quy luật của sự tự do, với tư cách là một triết học thuần túy tiên nghiệm (vì thế cũng gọi là siêu hinh học về đức lý, bởi siêu hình học, theo cách hiểu mới của Kant phải bao gồm những mệnh đề thật sự mang tính tiên nghiệm, làm nền tảng vững chắc cho các khoa học). Ta sẽ bàn kỹ hơn vẻ khái niệm “siêu hình học” (và khái niệm “tiên nghiệm”) trong đạo đức học của Kant. Với tác phẩm "Đặt cơ sở cho siêu hình học về đức lý" (GMS), tất nhiên Kant chưa có tham vọng đề ra một hệ thống hoàn chỉnh về triết học luận lý như đã mong mỏi, mà chỉ mới làm công việc “đặt cơ sở” cho nó. Trong Lời Tựa của GMS, Kant thông báo sẽ biên soạn chi tiết “một siêu hình học vẻ đức lý”, nhưng phải đợi đến 12 năm sau (1797) công trình ấy mới ra đời. Cần lưu ý rằng trong Lời Tựa của GMS, Kant vẫn còn nêu dự án về một sự “phê phản lý tính thuần túy thực hành”, được chương 3 của GMS chuẩn bị. Nhưng ba năm sau GMS, vào năm 1788, ta lại thấy ra đời “Phê phản lý tính thực hành” (không có chữ thuần túy) trong đó ông cho biết không cần thiết phải tiến hành một sự phê phản lý tính thuần tây thực hành nữa, lý do sẽ được tìm hiểu trong phần 2 ở sau. Dù sao, GMS vẫn chứa đựng những tư tưởng nền tảng của đạo đức học Kant, nhất là việc phát biểu về các công thức khác nhau của Mệnh lệnh nhất quyết (KI), khiến Kant thấy cần thiết phải công bố tác phẩm này như một công trình độc lập.
[...]
Phương pháp tiến hành của Kant trong "Đặt cơ sở cho siêu hình học về đức lý" (GMS): ông sẽ dành hai chương đầu để “phân tích” những khái niệm cơ bản của đạo đức học như “ý chí thiện”, “nghĩa vụ”, “quy luật luân lý” (hay như ông vẫn thường gọi là “quy luật đức lý”/“Sittengesetz”)..., để từ đó thử “đi tìm” quy luật luân lý nền tảng nói trên với hình thức được mệnh danh là “Mệnh lệnh nhất quyết” (“kategorischer Imperative” (viết tắt: KI)). Và ông sẽ dành chương 3 để biện minh, đặt cơ sở (hay theo cách nói của Kant, để “diễn dịch” nó), tức lý giải lý do chính đáng cho sự hiện hữu của mệnh lệnh này.
Bùi Văn Nam Sơn
Trích Lời giới thiệu
Nhận xét đánh giá