-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Phê phán lý tính thực hành (Đạo đức học)
Tác giả: Immanuel Kant
Dịch giả: Bùi Văn Nam Sơn
Nhà xuất bản: Tri Thức
Kích thước: 16x 24cm
Số trang:
Loại bìa: Bìa cứng
“Phê phán lý tính thực hành và sự phản tư đạo đức học”
Phê phán lý tính thực hành (1788) là quyển thứ hai trong “bộ ba” Phê phán nổi tiếng của I. Kant và là một trong các tác phẩm quan trọng nhất trong kho tàng triết văn thế giới về nền tảng của đạo đức học: Quy luật luân lý là cơ sở để nhận thức về Tự do; Tự do là cơ sở cho sự tồn tại của Quy luật luân lý.
Lý tính thực hành là gì? Tại sao phải phê phán nó? Nói một cách ngắn gọn theo nhà nghiên cứu – dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, lý tính thực hành là năng lực lựa chọn hành động độc lập với những cơ sở quy định cảm tính, với những bản năng, nhu cầu, đam mê, những cảm giác về sự dễ chịu và không dễ chịu. Mục đích chính yếu của Kant là bác bỏ yêu sách của chủ nghĩa duy nghiệm lẫn của chủ nghĩa hoài nghi về luân lý.
Về cấu trúc, cuốn sách gồm 2 phần: Học thuyết về các yếu tố cơ bản và Học thuyết về phương pháp. Phần thứ nhất lại chia thành Phân tích pháp và Biện chứng pháp.
Về nội dung, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề sinh hoạt đạo đức của con người: hành vi đạo đức khác hành vi vô luân như thế nào? Tri thức khoa học và tri thức đạo đức khác nhau thế nào? Châm ngôn và luật đạo đức khác nhau ra sao? Kant giải quyết vấn đề linh hồn và Thượng đế thế nào?
Cuối cuốn sách Phê phán lý tính thuần túy Kant tự đặt ra 3 câu hỏi: 1. Tôi có thể biết gì? 2. Tôi phải làm gì? 3. Tôi được phép hy vọng gì? Kant dành quyển Phê phán lý tính thuần túy(xuất bản năm 1781)để trả lời câu hỏi thứ nhất; quyển Phê phán lý tính thực hành (xuất bản năm 1788) được Kant viết để trả lời câu hỏi thứ hai. Triết học thực hành ở đây không có nghĩa rằng triết học trở nên có tính thực hành, mà là khoa học về cái thực hành, tức về hành động của con người.
Với Phê phán lý tính thực hành triết học Kant không còn là thứ triết đề cao tri thức như người ta lầm tưởng, nhưng là triết tìm hiểu ý nghĩa và bổn phận làm người của ta. Phê phán lý tính thực hành có vị trí đặc biệt và chính yếu trong 3 cuốn Phê phán làm nên tòa nhà tư tưởng triết học Kant. Ta có thể hình dung về điều này trong phần đầu lời tựa của cuốn sách, Kant viết: “Trong chừng mực tính thực tại của khái niệm về Tự do được chứng minh bằng một quy luật tất nhiên của lý tính thực hành, bấy giờ khái niệm về Tự do tạo nên viên đá đỉnh vòm cho toàn bộ tòa nhà của một hệ thống của lý tính thuần túy, kể cả của lý tính tư biện.” (Trang 2)
Ở Phê phán lý tính thực hành, Kant vạch ra rằng: nếu con người là một vật có lý trí, thì chỉ trong lĩnh vực của lý trí con người mới thực sự sinh hoạt theo đúng cương vị của mình, còn như trong lĩnh vực thực nghiệm thì con người vẫn bị chi phối bởi những hiện tượng như những động vật khác. Con người của thế giới hiện tượng, tức thế giới khả nghiệm, là đồng bang của các vật trong thế giới hữu hình. Vậy chỉ có một nẻo duy nhất để con người tiến lên lĩnh vực riêng biệt của mình: đó là lĩnh vực luân lý và sinh hoạt đạo đức. Một con người sinh hoạt theo lý trí sẽ nhất thiết sống tự do, không bị chi phối bởi cảm giác và nhục dục; đã sống tự do, con người sẽ nhận ra địa vị của mình và nhân vị của tha nhân.
Toàn bộ cuốn Phê phán lý tính thực hành có thể được xem là một luận đề về Tự do. Khái niệm Tự do cũng là khái niệm chủ đạo, là “viên đá đỉnh vòm” của toàn bộ triết học Kant.
Nhận xét đánh giá