-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Liệu Pháp Tâm Lí Trị Liệu Chiến Lược Dựa Vào Gia Đình
Tác giả: Jay Haley
Dịch giả: Phương Thảo
Nhà xuất bản: Tri Thức
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Số trang: 476
Loại bìa: Bìa mềm
Lời nói đầu
Cuốn sách này trình bày một phương pháp trị liệu hiện đại. Những trường hợp được chọn lựa đến từ nhà tù hoặc phòng khám công cộng, trại tị nạn, nơi trú ẩn của người vô gia cư, các nhóm nghiện, nhóm trẻ vị thành niên trong trường giáo dưỡng, nhóm trẻ mồ côi và những người thường xuyên đến bệnh viện. Cả thân chủ và những thực tập sinh tham gia điều trị đều đến từ những dân tộc khác nhau bao gồm người Mĩ Latin, người Mĩ gốc Phi, người Trung Đông, người từ Quần đảo Thái Bình Dương, người Châu Á, và những người thuộc tầng lớp trung lưu đến từ ngoại ô nước Mĩ. Những trường hợp này được lựa chọn dựa trên mối quan tâm đối với các vấn đề tổng quát, các kĩ thuật hiệu quả và vai trò của yếu tố dân tộc. Đồng thời cũng cần quan tâm đến việc làm thế nào những mục tiêu của liệu pháp và quá trình giám sát đằng sau chiếc gương một chiều có thể bổ sung cho nhau một cách rõ nét.
Trong cuốn sách, có một số ý tưởng đào tạo những người nghèo trở thành nhà trị liệu trong chương trình đào tạo ở phòng khám Philadelphia Child Guidance vào những năm 1960. Tình thế khó xử là ở chỗ làm sao hướng dẫn được tầng lớp trung lưu ứng xử với tầng lớp nghèo. Chúng tôi quyết định sẽ đào tạo những người nghèo. Những chuyên gia đã học được rất nhiều điều từ người nghèo, bao gồm cả kinh nghiệm về sự nghèo khổ. Salvador Minuchin, Braulio Montalvo và những người khác đều có trải nghiệm với nhóm người này. Chúng tôi học cách nhìn nhận cuộc sống một cách thực tế và ít bí hiểm hơn so với rất nhiều những nhà trị liệu khác. Chiếc gương một chiều và sự hướng dẫn từ những người giám sát đằng sau chiếc gương đã bảo vệ những thực tập sinh và các gia đình bất cứ khi nào họ cần.
Điều khiến trị liệu trở nên khó khăn đối với các thực tập sinh là cuộc sống quá phức tạp, do đó bạn phải thiết kế từng liệu pháp phù hợp cho mỗi trường hợp và bạn cần phải sáng tạo. Cho đến tận những năm 1950, nếu một nhà trị liệu đưa ra một chỉ thị thì điều đó bị coi là sai trái, bởi nhà trị liệu lẽ ra chỉ phản ánh lại những gì ông quan sát được mà thôi. Bác sĩ tâm thần Milton H. Erickson là một ngoại lệ. Ông đã sử dụng thôi miên để đưa ra một chỉ thị. Sau đó, họ học được cách đưa ra những chỉ thị mà không cần thôi miên.
Erickson đã khuyến khích các sinh viên nghiên cứu nhân chủng học, và khuyến khích các nhà nhân chủng học nghiên cứu trị liệu. Richeport-Haley, một trong số những nhà nhân chủng học (bao gồm Margaret Mead và Gregory Bateson) từng theo học với Erickson, đã gặt hái được nhiều điều từ những nhận xét của thầy mình trong suốt 10 năm về công việc tích hợp giữa y tế và hệ thống chữa bệnh truyền thống của bà ở Mĩ và Mĩ Latin. Thông hiểu văn hóa nền là điều rất quan trọng khi lên kế hoạch trị liệu cho những trường hợp cá biệt. Trong vòng 15 năm, Richeport-Haley đã đóng vai trò là một người giám sát trong chương trình đào tạo của Jay Haley đồng thời đóng góp quan điểm về nhân chủng học trong một số trường hợp.
Chúng tôi nghĩ rằng sẽ rất có ý nghĩa nếu quay lại một cách tỉ mỉ tiến trình giám sát của ông cả từ đằng trước lẫn đằng sau chiếc gương một chiều để hỗ trợ cho những chương trình đào tạo, từ đó việc nghiên cứu và hướng dẫn sử dụng liệu pháp có thể trở nên dễ dàng hơn. Cuốn sách này được phát triển từ những dữ liệu chi tiết như vậy, đó là các đoạn phim quay lại các buổi trị liệu và làm phim bằng phương pháp điền dã dân tộc học về những trường hợp trị liệu. Sau cùng, các bộ phim đã trở thành những công cụ mạnh mẽ cho việc hướng dẫn trị liệu (xem phụ lục B).
Bác sĩ tâm thần Milton H. Erickson là bậc thầy về trị liệu. Phương pháp tiếp cận chỉ thị của Haley được xây dựng dựa trên 17 năm ông cùng cộng tác với Erickson, dựa vào đó ông đã xuất bản rất nhiều tác phẩm. Cách tiếp cận chiến lược được trình bày lần đầu vào năm 1963. “Liệu pháp có thể được gọi là chiến lược nếu các bác sĩ lâm sàng nắm bắt những gì xảy ra trong quá trình trị liệu và thiết kế từng cách tiếp cận cụ thể cho mỗi trường hợp. Họ cần phải xác định những vấn đề có khả năng giải quyết, thiết lập những mục tiêu, thiết kế biện pháp để đạt tới những mục tiêu này, kiểm chứng những phản hồi họ nhận được để điều chỉnh cách tiếp cận, và cuối cùng là kiểm tra kết quả trị liệu để xác định hiệu quả” (trong cuốn Uncommon Therapy: The Psychiatric Techniquescủa Milton H. Erickson, 1973 (Liệu pháp dị thường: Những kĩ thuật tâm thần học)).
Một số nhà trị liệu có những định kiến về liệu pháp chiến lược gia đình và một số người không hiểu nó, những nhà trị liệu này theo đuổi các hướng khác. Một số ý kiến phản đối vì liệu pháp này đi ngược lại tính tự nhiên, nó cho biết những gì mọi người cần làm thay vì tập trung vào những cảm xúc, bạn không cần tập trung vào những nguyên nhân cũng như không nhất thiết phải tìm kiếm sự đúng đắn của một lí thuyết, bạn phải thiết kế một liệu trình cho từng trường hợp thay vì theo đuổi một phương pháp. Cuốn sách này sẽ làm thay đổi những định kiến mà bạn từng biết về liệu pháp chiến lược.
Kiến thức và kĩ năng chuyên môn của những quan sát viên và nhà trị liệu đã ảnh hưởng đến phương pháp tiếp cận trị liệu. Có nhiều người đã đóng góp ý tưởng cho cuốn sách này. Có thể kể đến như thạc sĩ Braulio Montalvo, một nhà hướng dẫn và phê bình nhiệt huyết; tiến sĩ Scott Woolley, đã đóng góp cho cuốn sách những kiến thức của ông; tiến sĩ Neil Schiff, có thể giải quyết hầu hết những trường hợp khó khăn; bác sĩ Salvador Minuchin, luôn đào sâu thêm những lí thuyết; tiến sĩ Michael Hoyt[1] đã đưa ra những phê bình và nhận xét quý báu. Người gây ảnh hưởng cuối cùng là bác sĩ Milton H. Erickson[2], ông luôn phát triển phương pháp tiếp cận chiến lược. Viện Nghiên cứu Tâm thần từ trước đến nay vẫn tiến hành theo hệ thống truyền thống. Vì vậy, chúng tôi rất trân trọng những đồng nghiệp và sinh viên có thể thích ứng với chiếc gương một chiều.
Cuốn sách này dành cho những giáo viên, giám sát viên, sinh viên và những nhà trị liệu thực tập làm việc trong những cơ sở tư nhân và công cộng. Cuốn sách này mang đến cho bạn một mô hình thực tế để định hình và giải quyết những vấn đề, đồng thời cung cấp những công cụ để đương đầu với những vấn đề hiện tại. Trọng tâm của cuốn sách đề cập đến những phương pháp đa dạng để hình thành các liệu pháp, và cách thức cụ thể để sử dụng chúng, một vài liệu pháp trong đó có thể khá khác lạ. Cuốn sách cũng mang đến cho người đọc góc nhìn của người trong cuộc trong quá trình đối thoại giữa giám sát viên và thực tập sinh. Người đọc nên duy trì một góc nhìn cởi mở rằng liệu pháp này có thể rất thú vị bất chấp mức độ nghiêm trọng trong những vấn đề của con người.
Cuốn sách là một góc nhìn tinh túy vào lối tiếp cận độc đáo của liệu pháp chiến lược. Được thiết kế để tập hợp những vấn đề đương đại của nhân viên chăm sóc sức khỏe tâm thần, cuốn cẩm nang này trình bày các kĩ thuật đa dạng được áp dụng để điều trị chứng trầm cảm, bạo lực, nhiễu tâm ở các cặp đôi, trẻ em, các gia đình và các nhóm dân tộc khác nhau.
“Phương pháp trị liệu được gọi là chiến lược khi nhà trị liệu chủ động những diễn biến trong buổi trị liệu và thiết kế một cách tiếp cận đặc thù với mỗi vấn đề. Anh ta hay cô ta phải xác định những vấn đề có thể giải quyết, đặt ra mục tiêu, thiết kế cách can thiệp để đạt được mục tiêu đó, đánh giá các phản hồi để điều chỉnh cách tiếp cận, và cuối cùng là đánh giá kết quả trị liệu để xác định xem phương pháp đã đạt hiệu quả chưa.”
Về Tác Giả:
Tiến sĩ Jay Haley (1923 - 2007) được thừa nhận rộng rãi là nhà trị liệu tiên phong, thầy giáo xuất sắc, kiến trúc sư chính của phương pháp tiếp cận chiến lược trong trị liệu và là một trong những người sáng lập liệu pháp gia đình. Sự nghiệp phong phú của ông là niềm cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà trị liệu. Haley từng là giảng viên Đại học Quốc tế Alliant và đồng sáng lập Viện Liệu pháp Gia đình ở Washington D.C
Nhận xét đánh giá