-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
TỰ NGHIỆM (Self-analysis)
Tác giả: Karen Horney
Dịch giả: Ngọc Đoan Trang
Nhà xuất bản: Tri Thức
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Số trang: 416
Loại bìa: Bìa mềm
TỰ NGHIỆM (Self-analysis)
Tự nghiệm xuất bản năm 1942, là một trong những văn bản nền tảng của phong trào tự nghiệm và cũng là một trong những cuốn sách góp phần thể hiện quan điểm mới mẻ của Karen Horney về tính cách và những vấn đề của con người. Bà cho rằng, bản thân mỗi người đều có khả năng tháo gỡ những vấn đề của bản thân nếu được hướng dẫn đúng cách, cùng với sự hỗ trợ (hoặc không) của một nhà trị liệu. Đó là một cách tiếp cận hiện đại ở thời điểm bấy giờ và vẫn giữ được giá trị cho đến ngày nay. Cùng với các cuốn sách khác, Karen Horney đã giúp chúng ta đến gần hơn với phân tâm học, có một cái nhìn công bằng hơn về giới tính, cũng như nguyên nhân và động lực của chứng loạn thần kinh.
Trong Tự nghiệm, Karen Horney thảo luận về khả năng tự nghiệm - các cá nhân có thể tự mình sử dụng các kỹ thuật phân tâm học để giải quyết vấn đề ở mức độ nào. Cụ thể cuốn sách sẽ thảo luận về:
- Tính khả thi và sự lí tưởng của tự nghiệm
- Những thôi thúc đằng sau các chứng loạn thần kinh
- Các giai đoạn thấu hiểu trong quá trình trị liệu bằng phân tâm học
- Vai trò của bệnh nhân và nhà trị liệu trong quá trình trị liệu bằng phân tâm học
- Tự nghiệm phái sinh, Tự nghiệm có hệ thống về chứng phụ thuộc bất thường, Tự nghiệm có hệ thống - Tinh thần và những quy tắc
- Tháo gỡ cơ chế phòng vệ và những giới hạn trong quá trình tự nghiệm
------
Tác giả Karen Horney, tên thời con gái là Karen Danielsen, sinh ngày 16 tháng 9 năm 1885 tại Đức, mất ngày 4 tháng 12 năm 1952 tại Hoa Kì. Bà là bác sĩ, nhà phân tâm học nổi tiếng người Đức. Bà được đánh giá là một trong những nhà phân tâm học có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX và được xem là người sáng lập Tâm lý học nữ quyền.
Karen Horney lớn lên trong một gia đình có cha là người độc đoán, còn mẹ thì rất nho nhã và lịch sự. Những vấn đề trong gia đình và cách đối xử hà khắc của người cha phần nào ảnh hưởng đến tính cách, cuộc đời và sự nghiệp của Karen sau này.
Bà theo học Y khoa tại các trường Đại học Freiburg, Götingen và Berlin, một việc gần như thách thức mọi định kiến xã hội lúc bấy giờ. Trong thời gian theo học và thực hành y khoa, bà bắt đầu quan tâm đến phân tâm học. Bà từng cộng tác với Karl Abraham, đệ tử ruột của Sigmund Freud (1913-1915). Sau đó, bà đi sâu vào lĩnh vực tâm thần lâm sàng liên quan đến các bệnh viện ở Berlin, cũng như tham gia giảng dạy tại Viện Phân tâm học Berlin mới thành lập.
Cuộc li hôn giữa bà và người chồng đầu tiên, Oscar Horney, cùng với cái chết của bố mẹ và người anh trai đã khiến Karen suy sụp và từng gặp vấn đề về tâm lí. Năm 1926, bà cùng con gái dọn đến Hoa Kì và định cư ở Brooklyn. Trong thời gian này, bà quen Erich Fromm, một nhà khoa học người Do Thái cũng di cư đến Hoa Kì, nhưng mối quan hệ cũng kết thúc trong buồn rầu. Cũng trong thời gian này, từ trải nghiệm và hiểu biết của bản thân, bà đã xây dựng nên học thuyết của riêng mình về loạn thần kinh.
Học thuyết của Karen về loạn thần kinh và phân tâm học được phát triển trên nền móng của Freud. Dẫu thế, bà không đồng ý với một số quan điểm của Freud về tâm lí phụ nữ, người cho rằng đây là một nhánh của tâm lí nam. Quan điểm tâm lí tính nữ của bà thẳng thắn bác bỏ thuyết Đố kị Dương vật của Freud, và cho rằng những khác biệt về tâm lí của đàn ông và phụ nữ xuất phát từ xã hội và văn hóa, chứ không phải sinh học. Các sự kiện văn hóa và xã hội cũng sẽ giải thích rõ ràng hơn những khái niệm kinh điển về ham muốn tình dục, bản năng chết và phức cảm Oedipus của Freud. Bà được coi là một trong những người đặt nền móng cho trường phái “Tân Freud”.
Việc Karen Horney phản bác tâm lí học của Freud khiến bà bị đuổi khỏi Viện Phân tâm học New York năm 1941. Bà đã không ngần ngại thành lập hiệp hội Tạp chí Phân tâm học Hoa Kì, tiếp tục giảng dạy tại Đại học New York và hoạt động trong ngành tâm thần cho tới cuối đời. Năm 1953, một năm sau khi bà mất, quỹ Karen Horney được thành lập, và Karen Horney Clinic được mở ra vào năm 1955.
Karen Horney đã viết nhiều cuốn sách đáng quý về loạn thần kinh và phân tâm học. Một số cuốn sách vẫn đang được in ấn và phát hành là Neurosis and Human Growth (Tạm dịch: Loạn thần kinh và sự phát triển của con người), Are you considering Psychoanalysis? (Tạm dịch: Bạn có đang nghĩ về phân tâm học không?), Our Inner Conflicts (Tạm dịch: Những xung đột bên trong chúng ta), Self-analysis (Tự nghiệm), New Ways in Psychoanalysis (Tạm dịch: Những con đường mới dẫn đến phân tâm học), Feminine Psychology (Tạm dịch: Tâm lí học tính nữ), The Neurotic Personality of our Time (Tạm dịch: Nhân cách loạn thần kinh trong thời đại của chúng ta),…
Nhận xét đánh giá