-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Mối thách thức Trung Quốc
Hai thế kỷ trước, Napoléon Bonaparte từng cảnh báo rằng: «Hãy để Trung Quốc ngủ yên, vì khi thức dậy, nó sẽ làm rung chuyển thế giới.» Lời cảnh báo này có lẽ đến nay đã thành hiện thực.
Việc Trung Quốc giành lại vị thế cường quốc có lẽ là thách thức quan trọng nhất của ngoại giao Mỹ trong thế kỷ XXI. Từ đó mà nhiều nhà nghiên cứu chính trị, kinh tế… hàng đầu nước Mỹ đã đưa ra những tranh biện trái ngược nhau. Đại diện chủ kiến thứ nhất cho rằng mối thách thức là có, nhưng không đáng ngại vì Trung Quốc không thể vượt Mỹ trong thời gian ngắn. Đại diện chủ kiến thứ hai lại cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối bất ổn to lớn, khả năng Trung Quốc vượt Mỹ sắp xảy ra nếu không có những ứng phó kịp thời. Và Mối thách thức Trung Quốc của Thomas J. Christensen ủng hộ chủ kiến thứ nhất.
Christensen là một trong những chuyên gia về Trung Quốc hàng đầu thế giới, một nhà ngoại giao, nhà hoạch định chính sách cấp cao giàu kinh nghiệm, và một nhà lý luận quan hệ quốc tế xuất sắc. Ông từng đảm nhận chức Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Ông cũng là giáo sư của nhiều trường ĐH danh tiếng tại Mỹ như Cornell, MIT.
Đi từ các cuộc tranh luận ở Trung Quốc và Mỹ, phần I của cuốn sách sẽ đánh giá sức mạnh của Trung Quốc từ nhiều góc độ khác nhau. Chương 1 mô tả chiều rộng và chiều sâu trong sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc kể từ năm 1978, thông qua tất cả các khía cạnh sức mạnh quốc gia, gồm kinh tế, chính trị và quân sự. Chương 2 thảo luận về lý do tại sao chính trị quốc tế trong thế kỷ XXI lại khác biệt đáng kể so với thế kỷ XIX và XX, và tại sao điều này lại làm giảm khả năng Trung Quốc sẽ sẵn sàng và có đủ sức đẩy Mỹ ra khỏi khu vực châu Á. Chương 3 phản bác thái độ bi quan quá mức của chủ kiến thứ hai; thảo luận về cơ sở giúp Mỹ tiếp tục duy trì vị thế ưu việt lâu dài so với Trung Quốc, bao gồm các yếu tố kinh tế, quân sự và chính trị. Chương 4 khám phá những thách thức mà các khả năng mới trỗi dậy của Trung Quốc thực sự đặt ra cho Mỹ và các nước đồng minh. Và chương 5 thảo luận về những thách thức an ninh, kinh tế và môi trường mà Mỹ và các nước khác đang phải đối mặt, đòi hỏi sự hợp tác chưa từng có giữa các cường quốc.
Phần II sẽ thảo luận về mức độ Mỹ đạt được khi giải quyết những thách thức của ngoại giao cưỡng chế và quản trị toàn cầu do sự trỗi dậy của Trung Quốc gây nên trong những thập niên hậu Chiến tranh Lạnh. Các chương từ 6 đến 8 trình bày về những thành công ngoại giao và những bước đi sai lầm của các chính quyền Clinton, George W. Bush và Obama. Cuốn sách sẽ kết thúc với một vài suy tưởng về tương lai dựa trên các bài học kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Với Tập Cận Bình trên cương vị Chủ tịch nước trong vài năm tới, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục nâng cao vị thế quan trọng của mình trong khu vực và trên toàn cầu. Bằng cách tránh đưa ra những lời tiên đoán về các xung đột, hoặc lạc quan thái quá về hiệu quả ổn định trong vai trò lãnh đạo của Mỹ, Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của mình có thể giải quyết tốt hơn những thách thức thực sự được đặt ra bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc – vừa quản lý các mối quan hệ an ninh khu vực ở Đông Á, vừa khuyến khích Trung Quốc tham gia tích cực vào quản trị toàn cầu cùng với các cường quốc khác.
Mối thách thức Trung Quốc là tác phẩm phải đọc đối với bất kỳ ai quan tâm đến Trung Quốc, đến chính sách đối ngoại Mỹ, hay đến các vấn đề toàn cầu nói chung. Liệu rằng một cường quốc mới nổi và một cường quốc đã tồn tại từ lâu có thể hợp tác vì những mục tiêu cùng có lợi? «Giấc mộng Trung Hoa» và «Giấc mơ Mỹ» sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh quyền lực truyền thống khốc liệt hay thiết lập mối quan hệ mới giữa các cường quốc hướng tới thịnh vượng và hòa bình? Cuốn sách của Christensen sẽ trả lời câu hỏi này bằng những phân tích có chuyên môn, thấu đáo và rõ ràng, qua lăng kính những bước tiến gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung.
Nhận xét đánh giá