- 20%
  • Một điểm tinh hoa - Thơ văn Hồng Hà nữ sĩ (Bản dịch chú và phiên âm đầy đủ nhất các tác phẩm của Đoàn Thị Điểm)

Một điểm tinh hoa - Thơ văn Hồng Hà nữ sĩ (Bản dịch chú và phiên âm đầy đủ nhất các tác phẩm của Đoàn Thị Điểm)

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Xuất xứ: Viet Nam
Thương hiệu: NXB PHỤ NỮ
151,200 ₫
Hết hàng
Số lượng
 
1
 
ƯU ĐÃI CỦA BẠN
NGVN50K
NGVN20K
NGVN15K
NGVN10K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: NGVN50K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 50k khi áp dụng đơn từ 1 triệu trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN50K
Mã khuyến mãi:
NGVN50K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN20K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 20k khi áp dụng đơn từ 800k đến 1 triệu
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN20K
Mã khuyến mãi:
NGVN20K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN15K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 15k khi áp dụng đơn từ 550k đến 800k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN15K
Mã khuyến mãi:
NGVN15K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN10K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 10k khi áp dụng đơn từ 350k đến 550k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN10K
Mã khuyến mãi:
NGVN10K
Điều kiện:
CK 20/11

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Một điểm tinh hoa - Thơ văn Hồng Hà nữ sĩ (Bản dịch chú và phiên âm đầy đủ)

Chi tiết sản phẩm

Lời Người Man Di Hiện Đại - Nhời Đàn Bà

Cùng với Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm được đánh giá là một trong ba nữ sĩ bậc nhất về sắc tài trong văn chương Việt Nam trung đại.

Bà Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705, biệt hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, con gái ông Đoàn Doãn Nghi, quê ở làng Giai Phạm, sau đổi thành Hiến Phạm, huyện Văn Giang nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Nữ sĩ vốn gốc họ Lê, đến đời thân phụ mới đổi sang họ Đoàn.

Theo chuẩn mực thời xưa, con gái được dạy là:

Gái thì giữ việc trong nhà,

Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa.

Đoàn Thị Điểm không may không được hưởng diễm phúc ấy. Dù được cha mẹ, anh chị thương yêu, trân quý, nhưng bà đã rất sớm bị bứt ra khỏi không khí “êm đềm trướng rủ màn che”. Cha, anh mất sớm, cô gái họ Đoàn phải gánh vác trách nhiệm của người trụ cột gia đình, thay anh phụng dưỡng mẹ, bảo bọc chị dâu và nuôi dạy hai cháu nhỏ mồ côi. Cái gánh sinh nhai của một gia đình năm người không phải là nhẹ. Thế là bà phải trở thành thày thuốc, thành cô giáo, đôi khi thành cả người “viết thay”, viết hộ. Đã thế, tuổi trẻ của bà lại còn gặp đúng lúc xã hội loạn lạc, vùng quê hương bà nhiều cuộc nổi dậy, bà phải dắt díu gia đình di chuyển, đến vài nơi. Khó có thể tưởng tượng được với sức vóc một người con gái, bà gánh vác trách nhiệm đó vất vả đến thế nào! Nhưng cô gái họ Đoàn đã kiên cường đứng vững, và hoàn cảnh đã rèn luyện Đoàn Thị Điểm trở thành một “nữ trung anh kiệt”. Bà đã là một người thày nổi tiếng, nhiều người theo học, trong đó có người sau đã đỗ Tiến sĩ và là một “bà lang” mát tay, một “nhà nho” được dân làng tin cậy… Bà đã đưa gia đình vượt qua khó khăn để mẹ già, chị dâu được yên ấm, các cháu được nuôi dạy trưởng thành và đặc biệt bà đã trở thành một Nữ sĩ, Nữ sĩ Hồng Hà nổi tiếng. Bà đã để lại được hai tác phẩm lớn, một viết bằng chữ nho (vẫn quen gọi là chữ Hán), một viết bằng chữ Nôm, và một số văn thơ tản mạn khác. Hai tác phẩm lớn đó là tập truyện văn xuôi theo thể loại truyền kỳ, có tên Truyền kỳ tân phả và bản dịch Chinh phụ ngâm, diễn âm tác phẩm cùng tên được viết bằng chữ Hán của danh sĩ Đặng Trần Côn.

Ở Truyền kỳ tân phả, Đoàn Thị Điểm đã đem đến cho thể loại những đặc điểm mới để tác phẩm không còn chỉ là “văn chơi” đưa đến người đọc những “chuyện huyễn hoặc”, mà có căn cứ, nguyên mẫu “người thật việc thật”, đã đặt ra những vấn đề quan trọng đối với việc trị nước an dân, vấn đề quyền tự quyết, tự do, hạnh phúc, trong chuyện bình đẳng giới … Với Truyền kỳ tân phả, Đoàn Thị Điểm không chỉ là một nữ văn sĩ có một ngòi bút “nghị luận như giáo mác, văn chương như gấm thêu” (Nguyễn Kiều) mà còn là một nhà văn có tầm tư tưởng như một chính khách. Nhiều vấn đề Đoàn Thị Điểm đặt ra trong tác phẩm của bà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự, thiết thực và thông tuệ. Với bản dịch Chinh phụ ngâm, nữ sĩ đã đưa thể song thất lục bát của dân tộc sang một chặng đường mới, như tạo đà khiến thể loại đạt tới đỉnh cao với Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, các bản diễn âm Chinh phụ ngâm sau bà, và cả "bản dịch hiện hành". Bản diễn âm Chinh phụ ngâm khúc cũng là tác phẩm văn học tiếng Việt đầu tiên có quy mô chững chạc đề cập đến vấn đề chiến tranh và tuổi trẻ, và hạnh phúc lửa đôi, gia đình, thấm đẫm tinh thần nhân văn và cũng là vấn đề muôn thuở của nhân loại. Đoàn Thị Điểm là một tinh hoa trong giới nữ lưu, chính vì lẽ đó, để hiểu rõ hơn về nữ sĩ, nhân ngày giỗ lần thứ 270 của Đoàn Thị Điểm, NXB Phụ nữ mong muốn gửi đến bạn đọc một tập hợp đầy đủ nhất (trong điều kiện tư liệu hiện có) về tác phẩm còn lại của bà với cái tên hy vọng có thể gợi lên một chút bóng dáng nữ sĩ: Một Điểm tinh hoa.

Cuốn sách là một công trình công phu, nhiều tư liệu, gồm 4 phần: Truyền kỳ tân phả, Chinh phụ ngâm khúc diễn âm, Hồng Hà phu nhân di văn và một phần phụ lục những nghiên cứu quan trọng và gần đây nhất về Đoàn Thị Điểm cũng như tác phẩm của nữ sĩ của các học giả, các nhà nghiên cứu gần xa. Sách do PGS.TS Trần Thị Băng Thanh sưu tập, khảo cứu, dịch, phiên âm, chú thích văn bản một cách khoa học, tỉ mỉ. Soạn giả Trần Thị Băng Thanh đã kế thừa và xin phép đưa vào sách những phần dịch đã hoàn chỉnh của các học giả tiền bối Ngô Lập Chi, Trần Văn Giáp, Bùi Hạnh Cẩn, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Kim Hưng.

Một Điểm tinh hoa- Thơ văn Hồng Hà nữ sĩ- Bản dịch chú và phiên âm đầy đủ nhất các tác phẩm của Đoàn Thị Điểm là công trình thiết nghĩ có giá trị và hữu ích cho giới nghiên cứu và bạn đọc yêu thích văn chương. Cuốn sách không chỉ vẽ lên chân dung của Hồng Hà nữ sĩ qua những tác phẩm văn chương nhiều giá trị lịch sử, đồng thời vẫn còn nguyên giá trị thời sự cho tới hôm nay, mà còn là tấm lòng tri âm của “người thiên hạ” đối với bà gần ba trăm năm, sau khi bà qua đời.

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng