-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Nghệ Thuật Champa - Tượng Các Thần Hindu Giáo
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Dịch giả:
Nxb: Đà Nẵng
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 420
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2023
Lời nói đầu:
Dù không còn tồn tại từ lâu, nhưng vương quốc cổ Champa đã để lại trên dải đất đồng bằng ven biển miền Trung nước ta nhiều di sản văn hóa đặc sắc. Và trong những di sản đó, lớn nhất, giá trị nhất và cũng phong phú nhất là di sản tượng cố. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay, ngoài Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, các pho tượng cổ Champa còn đang được lưu giữ và trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trong và ngoài nước như: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Guimet (Pháp)
Ngay từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã bắt đầu công việc xâu từng hiện vật đã được phát hiện lẻ tẻ ở nhiều nơi vào một "chuỗi ngọc" tượng cổ Champa, một trong những chuỗi ngọc điều khắc cổ đẹp nhất và giá trị nhất của khu vực Đông Nam Á. Trong hơn bốn mươi năm qua, vì lý do chuyên môn và công việc, ngoài nghiên cứu, tôi cũng tham gia nhiều cuộc điều tra các di tích và di vật Champa tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, cũng như phụ trách một vài cuộc khai quật các phế tích đến tháp. Vì vậy, tôi đã được thấy và được nghiên cứu tại chỗ hầu hết những hiện vật và tượng cổ Champa ngay sau khi được phát hiện. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, trong đó có tôi, những hiện vật cổ Champa được tìm thấy và phát hiện sau năm 1975 rất nhiều và phong phú. Có thể kể ra một số lần phát hiện lớn sau đây: phát hiện khu phế tích cùng nhiều hiện vật kiến trúc và điêu khắc ở An Mỹ (tỉnh Quảng Nam) vào năm 1982; phát hiện hàng trăm bức tượng và hiện vật điều khắc đá tại Chiên Đàn (Quảng Nam) trong các năm 1989 và 2000; cuộc khai quật tháp Dương Long (Bình Định) đã đưa lên mặt đắt gắn 2.000 hiện vật trang trí kiến trúc và điều khắc bằng đá
Đặc biệt, trong những hiện vật mới được phát hiện, không ít những pho tượng xứng đáng được xếp vào danh sách những kiệt tác của nghệ thuật Champa. Ngoài việc tham gia các cuộc điều tra di tích và khai quật khảo cổ các phế tích, trong hơn bốn mươi năm qua, tôi còn liên tục công bố những kết quả nghiên cứu của mình về nhiều pho tượng và hiện vật điêu khắc Champa mới được phát hiện trong nhiều bài viết và trong một vài cuốn sách được xuất bản gần đây. Đầu tiên, trong công trình Nghệ thuật Chămpa - Câu chuyện của những pho tượng cổ xuất bản năm 2014 (Nhà xuất bản Thế giới), tôi đã dành cả phần thứ ba (phần cuối) cuốn sách cho những nghiên cứu về 14 pho tượng và hiện vật điều khẩc Champa mới được phát hiện từ sau năm 1975.
Và gần đây nhất, trong cuốn sách Tượng cổ Champa - Những phát hiện gần đây xuất bản năm 2019 (Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh), tôi tiếp tục đi sâu giải mã, phân tích và đánh giá thêm nhiều tượng cổ Champa nữa. Sở dĩ cuốn sách đầu có tên Nghệ thuật Chămpa - Câu chuyện của những pho tượng cổ là vì tôi muốn giới thiệu nền nghệ thuật Champa chủ yếu thông qua những pho tượng, tức là những tác phẩm. Bằng cách diễn đạt này, tôi nhận thấy là sẽ dễ dàng hơn trong việc phân tích, đánh giá và giới thiệu đến bạn đọc những giá trị rộng hơn.
Tượng cổ Champa - Những phát hiện gần đây, tôi đã viết thêm một số nghiên cứu về những pho tượng và hiện vật điêu khắc Champa mới được phát hiện.
Giờ đây, từ tất cả những công trình và bài viết đã công bố, tôi tập trung lựa chọn ra những nghiên cứu về tượng các vị thần (các thần Hindu giáo), mảng tượng lớn nhất và quan trọng nhất, của nghệ thuật Champa mới được phát hiện từ sau năm 1975. Vì vậy, tôi đặt tên cho cuốn sách là Nghệ thuật Champa - Tượng các thần Hindu giáo. Cũng như những cuốn sách và các bài viết đã công bố, chữ "tượng" mà tôi sử dụng ở đây là một thuật ngữ hay khái niệm mang tính khái quát dùng để chi những tác phẩm của nghệ thuật điêu khắc (gồm cả tượng và phù điêu) mô tả người hay vật.
Thế nhưng, để có được nhận định và đánh giá đúng về giá trị và vai trò của những pho tượng và hiện vật mới được phát hiện vào di sản nghệ thuật điều khắc, trong cuốn sách, tôi sẽ phân các nghiên cứu của mình theo các dòng tượng thần chính như: các tượng thần dòng thờ Siva (Saivism), các tượng thần dòng thờ Visnu (Vaisnavism) Và như đã trình bày ở trên, để bạn đọc dễ theo dõi, ở mỗi phần viết về từng dòng tượng thần, chúng tôi đều dành chương đầu của mỗi phần cho việc khái quát quá trình và những kết quả nghiên cứu của các nhà chuyên môn đi trước về các tượng thần đã được biết của dòng tượng thần đó. Hi vọng rằng, với những nội dung và cách trình bày trên, cuốn sách sẽ ít nhiều có ích đối với bạn đọc.
Tác giả
Ngô Văn Doanh
Nhận xét đánh giá