-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tháp cổ Champa
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Kích thước:
Số trang:
Loại bìa: Bìa mềm
Thay lời nói đầu
SỰ THẬT VÀ HUYỀN THOẠI
Sau hàng mấy trăm năm bị chìm trong quên lãng, từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các ngôi đền tháp cổ Champa mới bắt đầu được các chuyên gia người Pháp thống kê, khảo tả và nghiên cứu một cách khoa học và hệ thống. Sau những người mở đầu mà tiêu biểu là kiến trúc sư H. Parmentier, từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay, nhiều thế hệ các nhà khoa học tiếp theo của Pháp, của Việt Nam và của các nước khác trên thế giới đã giải mã dần dần những bí ẩn của những ngôi đền tháp cổ Champa mà người Chăm cũng như người Việt, do không giải thích và hiểu được, đã thêu dệt thành những sự tích và truyền thuyết dân gian ly kỳ. Nhờ công sức và trí tuệ của nhiều nhà khoa học trong hơn một trăm năm qua, giờ đây, những bí ẩn về những viên gạch và chất vữa, về những kỹ thuật xây gạch và chạm khắc các hình thần linh, các họa tiết trang trí... trực tiếp lên mặt tường gạch... mà người Chăm xưa đã sử dụng để xây lên những ngôi đền tháp Hindu giáo có một không hai trong khu vực Đông Nam Á. Cũng bằng những phương pháp của khoa học hiện đại, các nhà khoa học đã xếp đặt từng khu đền, từng ngôi tháp Chăm nằm rải rác trong hoang phế và đổ nát trên suốt dải đất ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận và trên Tây Nguyên vào đúng vị trí niên đại và phong cách trong tiến trình lịch sử của chúng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XVII.
Rồi thì, với sự quan tâm mỗi ngày một nhiều thêm không chỉ của các nhà chuyên môn, mà còn của cả các tổ chức chính trị, xã hội và văn hóa ở Việt Nam và trên thế giới, những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của các đền tháp Champa đã được đánh giá và công nhận. Hiện nay, tất cả các đền tháp Champa đã được nhà nước Việt Nam công nhận là di tích quốc gia, trong số đó, một số khu đền tháp còn được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Và, thật vinh hạnh và tự hào, vào tháng cuối cùng, năm cuối cùng của thế kỷ XX (ngày 1 tháng 12 năm 1999) khu đền tháp Mỹ Sơn của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Nhận xét đánh giá