-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Người Xưa Dạy Trẻ: Tam Tự Kinh Và Giáo Dục Ngữ Văn Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu lịch sử giáo dục Việt Nam thời trung đại (giáo dục khoa cử) trước đây thường lưu ý nhiều hơn đến các bậc học cao của sĩ tử (đại học), tức là thiên về giáo dục nghĩa lí và kinh điển Nho giáo, về nội dung học và cách thức làm bài thi, chứ ít khi để tâm nghiên cứu bậc học đầu tiên khi trẻ em bắt đầu đến trường (tiểu học), tức là giáo dục ngôn ngữ văn tự và đạo nghĩa nhân sinh cho cấp học vỡ lòng. Một nhận thức như thế về lịch sử giáo dục khoa cử Việt Nam sẽ đặt ra yêu cầu nghiên cứu để bù lấp khoảng trống đó, để hình dung ra quá trình giáo dục một cách toàn diện hơn, xuất phát từ ngay những bước khởi đầu, chứ không chỉ chú tâm tới những bậc học cao cấp. Chuyên khảo này phác hoạ giai đoạn sơ khởi của giáo dục khoa cử thông qua “nghiên cứu trường hợp” (case study) về lịch sử tồn tại và ứng dụng của một cuốn sách giáo khoa quan trọng bậc nhất trong giáo dục tiểu học Hán văn thời xưa ở Đông Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng: cuốn Tam tự kinh.
Chuyên khảo này khai thác nguồn tài liệu gốc (primary source) của Việt Nam gồm 21 văn bản Hán Nôm và 1 bộ mộc bản Hán văn sách Tam tự kinh còn tồn tại đến ngày nay, hiện lưu trữ ở các kho sách công cộng và tư nhân ở Việt Nam, Nhật Bản và Pháp. Bên cạnh đó, chuyên khảo kết hợp với những ghi chép về giáo dục tiểu học qua nguồn tài liệu Hán Nôm thời trung đại và chi chép bằng chữ Quốc ngữ của những người ở giai đoạn “giao thời” từng trực tiếp theo học nền giáo dục khoa cử trước năm 1919 ở Việt Nam. Trên cơ sở các nguồn tư liệu ấy, chuyên khảo phục dựng quá trình truyền nhập, cải biên, trùng cấu, chú giải, phiên dịch và ảnh hưởng của Tam tự kinh trong lịch sử Việt Nam. Cuối cùng, chuyên khảo tập trung thảo luận về vai trò của Tam tự kinh đối với lịch sử giáo dục tiểu học Nho giáo ở Việt Nam thời trung đại, thể hiện trên các phương diện: độ tuổi đi học, học liệu, biên soạn tài liệu giảng dạy, cách thức tiến hành buổi học, và hiệu quả giáo dục.
Nhận xét đánh giá