- 10%
  • Nhân Học Thần Luận

Nhân Học Thần Luận

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: bayard
108,000 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Nhân Học Thần Luận

Tác giả: Lm. Anthony Mai Quốc Phong, O.SS.T

Nxb: Tôn Giáo

Kích thước: 14 x 21.5 cm

Số trang: 390

Loại bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2024
 

Chi tiết sản phẩm

NHÂN HỌC THẦN LUẬN 
Tác giả: Lm. Anthony Mai Quốc Phong, O.SS.T

Tập sách Thần Học Tín Lý. Nhân Học Thần Luận là sách Giáo trình, được biên soạn cho những ai có nhu cầu nghiên cứu Thần học về con người. Đây là lĩnh vực rất mới trong chuỗi suy tư về Thần học Tín lý của Giáo Hội Công giáo. Nhân loại phát triển không ngừng, do vậy, tư tưởng thần học cũng phải phát triển sao cho tương xứng. Nền tảng thần học giáo khoa trước Công đồng Vatican II đã quen với lối suy tư “từ trên xuống", thì nay, với Bước ngoặt nhân học sau Công đồng, thần học Kitô giáo có khuynh hướng suy tư “từ dưới lên", nghĩa là bắt đầu từ con người trong mối tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân và với thế giới quan. 

Nội dung cuốn sách được chia làm hai phần. Phần I, còn gọi là phần nhập môn (gồm chương I và II) và Phần II, chính là phần hệ thống (chương III và IV).

Phần nhập môn, cho chúng ta thấy quá trình hình thành bộ môn Nhân học Kitô giáo. Đảo qua những suy tư bàn về con người dưới cái nhìn của các nhà tư tưởng từ khi hình thành lịch sử triết học cho đến ngày nay, trong chương I, chúng ta sẽ bàn đến: khái niệm về nhân học và về Nhân học Kitô giáo-Nhân học thần luận; chìa khóa của Nhân học thần luận: mầu nhiệm Nhập Thể và sự mặc khải trong Chúa Kitô; ba chiều kích của Nhân học thần luận: con người trong mối tương quan với Thiên Chúa, con người là thụ tạo và con người tội lỗi. Ở chương II, về sự phát triển nhân học trong Kitô giáo, những vấn đề cần bàn đến là: học thuyết về con người; quan niệm về con người theo các Giáo phụ, thời kỳ Kinh viện, triết học hiện đại phương Tây. Tuy nhiên, sự phát triển này là một quá trình từ từ và tiệm tiến: nguyên nhân thiếu vắng khoa Nhân học thần luận; di sản Kitô giáo và nguồn gốc hình thành môn Nhân học Kitô giáo; phương hướng phát triển ngành nhân học trong thế kỷ XX; và sau cùng, hướng đi nhân học của Công đồng Vatican II. 

Phần II, những nội dung chính cần bàn đó là những suy tư căn bản về môn Nhân học thần luận. Ở chương III, nhiều điểm chính yếu về con người được đề ra: con người là ai theo quan điểm Kinh Thánh?; con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa (Imago Dei). Chương IV, dành riêng để xem xét về hai khảo luận “De gratia” và “De Deo creante et elevante”. Hai khảo luận được hình thành trong hai thế kỷ XVIII và XIX, ghi chép lại những cuộc tranh luận thần học, cụ thể là những tranh luận thần học tín lý, nội dung xoay quanh các vấn đề: Ân sủng, ơn Công chính hóa, Tạo dựng và Nguyên tội. Đây cũng chính là bốn đề tài cơ bản của môn Nhân học thần luận vậy. 
- Fra Anthony Mai Quốc Phong, O.SS.T

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng