-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
NHỮNG THẾ GIỚI TRONG TÂM TRÍ
Tác giả: Jerome S. Bruner
Dịch giả: Hoàng Hưng
Khổ sách: 13 x 20,5cm
Số trang: 336 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Giá bìa: 145.000 đồng
Jerome S. Bruner (1915-2016) là một trong những nhà tâm lí học (TLH) nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất thế kỉ XX. Ông là một trong những gương mặt then chốt trong “cuộc cách mạng nhận thức”.
Tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của ông, Diễn trình giáo dục (The Process of Education, 1960) có tác động quan trọng đến đường hướng giáo dục của Mĩ. Tiếp đó, quan điểm văn hóa hóa giáo dục trở thành chủ đạo, đặc biệt trong cuốn Văn hóa của giáo dục (The Culture of Education) năm 1966.
Cuốn NHỮNG THẾ GIỚI TRONG TÂM TRÍ (Actual Minds, Possible Worlds - dịch sát nghĩa là Các tâm trí có thực, những thế giới có thể có) ra mắt lần đầu năm 1986 của Bruner là một công trình bao quát nhiều lĩnh vực nhân văn học; quán triệt tinh thần dân chủ, khai phóng, đề cao ý thức chủ động sáng tạo của người tiếp nhận văn hóa-giáo dục.
---
“...Một nền văn hóa là một diễn đàn để thương thảo và tái thương thảo nghĩa và để giải thích hành động, cũng như là một tập hợp những quy tắc hay sự chuyên biệt hóa cho hành động. Thực vậy, mỗi nền văn hóa duy trì các thiết chế chuyên biệt hóa hay các cơ hội để tăng cường đặc điểm “giống như diễn đàn” này. Kể chuyện, sân khấu, khoa học, thậm chí pháp lí, đều là những kĩ thuật để tăng cường chức năng này - những cách khai thác các thế giới có thể có từ hoàn cảnh cụ thể của nhu cầu tức thời. Giáo dục là (hoặc nên là) một trong những diễn đàn chủ yếu để thực hiện chức năng ấy - dù nó thường rụt rè khi làm việc ấy. Đó là phương diện diễn đàn của một nền văn hóa cho những người tham gia có được vai trò luôn luôn làm ra và làm ra lại văn hóa - một vai trò chủ động như những người tham gia hơn là những khán giả thực hiện đóng những vai trò chuẩn tắc theo đúng quy tắc khi có những ám hiệu thích đáng.”
Nhận xét đánh giá