-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Nuôi Dạy Con Gái Vị Thành Niên
Tác giả: Christina Trujillo Sieren
Dịch giả: Ngô Loan
Nxb: Lao Động
Kích thước: 14 x 20.5 cm
Số trang: 212
Loại bìa: Bìa mềm
Cuốn sách Nuôi Dạy Con Gái Vị Thành Niên là một tài liệu tham khảo chi tiết và rõ ràng cho những bậc cha mẹ đang có con trong độ tuổi dậy thì. Tại đây, tác giả đề cập đến những thách thức mà cả cha mẹ và con gái gặp phải khi con tới tuổi vị thành niên, đồng thời đưa ra giải pháp để cha mẹ có thể hiểu rõ con trong giai đoạn khó khăn này.
Cuốn sách này khám phá nhiều chủ đề và chia theo từng chương:
Chương 1: trình bày về bối cảnh văn hóa rộng lớn hơn, nền tảng cho sự phát triển của trẻ vị thành niên, ngoài ra còn trình bày về áp lực mà trẻ phải đối mặt khi cố gắng hòa nhập, những quan niệm sai lầm phổ biến khi làm cha mẹ, và tầm quan trọng của việc nuôi dạy những cô gái được trao quyền.
Chương 2: sẽ tập trung vào sự phát triển khác nhau về mặt sinh học, bao gồm những thay đổi về thể chất, nhận thức và xã hội, trong đó đặc biệt chú ý đến quá trình dậy thì và sự phát triển não bộ.
Chương 3: tập trung bàn về giao tiếp, bao gồm cách nói chuyện của con gái với bạn bè đồng trang lứa và với người lớn, tầm quan trọng của việc chia sẻ cảm xúc như một phần của quá trình giao tiếp lành mạnh, các biểu hiện của hành vi gây hấn trực tiếp và gián tiếp ở con gái. Sẽ là thiếu sót nếu bàn về giao tiếp ngày nay mà không chú ý đến các phương tiện truyền thông xã hội và những áp lực cố hữu gắn liền với các nền tảng khác nhau.
Chương 4: tìm hiểu về các mối quan hệ khác nhau, bao gồm các mối quan hệ bạn bè và các mối quan hệ tình cảm lãng mạn, đồng thời cung cấp các khuyến nghị về những việc nên làm nếu cha mẹ tin rằng con có một người bạn không tốt hoặc nếu cha mẹ không thích người mà con đang hẹn hò.
Chương 5: bàn về vấn nạn bắt nạt trên mạng hay bắt nạt trực tuyến và các dấu hiệu cảnh báo để cha mẹ đề phòng. Chương này cũng trình bày các tiêu chuẩn sắc đẹp, hành vi tự cắt và các rối loạn ăn uống.
Chương 6: tập trung vào sức khỏe tình dục, quan hệ tình dục và các biện pháp phòng tránh thai, đồng thời chia sẻ các nghiên cứu về tầm quan trọng của việc trò chuyện với trẻ vị thành niên về chủ đề tình dục, cũng như thực tế giáo dục giới tính ở trường học thường không toàn diện và đa dạng.
Chương 7: bàn về chủ đề thể hiện giới, các lý do tại sao trẻ vị thành niên lại “thử nghiệm” các kiểu diện mạo khác nhau, cũng như vai trò của phong cách thẩm mỹ và sự sáng tạo trong việc thách thức hiện trạng.
Chương 8: bàn về bia rượu, thuốc lá điện tử và việc sử dụng chất gây nghiện, trong đó, tập trung làm rõ những tác động của bia rượu đối với sự phát triển của não bộ và lý do tại sao việc uống rượu bia lại hấp dẫn trẻ vị thành niên.
Cuốn sách Nuôi Dạy Con Gái Vị Thành Niên dành cho cho những nhà giáo dục, các thầy cô giáo, nhà tâm lý học gia đình và người quan tâm và nghiên cứu về giáo dục trong gia đình. Dành cho các bậc cha mẹ quan tâm tới hành vi, tâm lý và sự phát triển lành mạnh của con cái.
Trích đoạn hay Nuôi Dạy Con Gái Vị Thành Niên
Đa số các kết quả nghiên cứu đều cho thấy trên thực tế các quy định về trang phục có bất công đối với trẻ em gái. Điều này có liên quan đến quan điểm phân biệt giới tính. Phần lớn các quy định về trang phục chủ yếu xoay quanh trang phục của học sinh nữ, chứ không phải là trang phục của các học sinh nam. Các quy định trang phục cũng thường kiểm soát những thứ mà con gái có thể và không thể mặc, càng làm trầm trọng sự bất công. Tình trạng tình dục hóa trẻ em gái là một mảnh ghép quan trọng khác của vấn đề này, trong đó con gái bị phán xét một cách chủ quan dựa trên mức độ phù hợp của trang phục đồng thời bị làm bẽ mặt khi vi phạm quy định. Những học sinh nữ không tuân thủ các quy định thường buộc phải đổi sang đồng phục thể dục, khiến trẻ hổ thẹn và ngại ngùng khi phải tiếp tục học tập ở trường trong bộ trang phục mà bản thân các em không hề muốn mặc. Làm thế là rất bất công với trẻ.
Nhà trường sẽ lập luận rằng trang phục của nữ sinh là một yếu tố gây xao nhãng học hành. Tại sao lập luận này lại có vấn đề? Đầu tiên, nó hàm ý rằng con trai không thể kiểm soát bản thân bởi vì chú ý đến cơ thể của học sinh nữ thay vì tài liệu học tập. Thứ hai, lập luận đó ngụ ý rằng bởi vì con trai không thể kiểm soát bản thân nên con gái cần phải có trách nhiệm đảm bảo cơ thể mình không phải là một yếu tố gây xao nhãng, bằng cách mặc trang phục phù hợp. Theo quan điểm này, con gái trở thành người chịu trách nhiệm cho hành vi của con trai, điều này hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của con gái. Thay vì thực hiện chiến lược tập trung trò chuyện với con trai về các ranh giới lành mạnh, nhà trường lại chọn cách đối phó với các học sinh nữ vì “sự xao nhãng” mà các em gây ra, qua đó tiếp tục kéo dài vòng luẩn quẩn của sự hổ thẹn.
Nhận xét đánh giá