-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Phân Tâm Học Và Freud - Bức Chân Dung Ghép Mảnh
Tác giả: Franz Alexandrer tuyển chọn,
Dịch giả: Việt Chung - Đỗ Lai Thuý biên soạn
Nxb: Tri Thức
Kích thước: 16x24cm
Số trang: 300
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
Phân Tâm Học Và Freud - Bức Chân Dung Ghép Mảnh
Franz Alexandrer tuyển chọn
Đối với ai muốn biết nguồn gốc của phân tâm học (PTH), tư tưởng của Freud một cách đầy đủ và chi tiết, thì không có cách nào khác là đọc tác phẩm của bậc thầy này theo trật tự thời gian soạn thảo để khám phá PTH cùng với Freud theo nhịp độ nghiên cứu, để cùng Freud tranh luận hoặc đối thoại không bao giờ dứt như ông đã làm với chính mình, bằng chứng đặc biệt trong cuộc phiêu lưu của luận thuyết siêu tâm lý (metapsychologie).
Muốn thế, phải có phương pháp, thời gian, đọc lại nhiều lần và đi lại con đường ông đã đi.
Nói như vậy, có vẻ nghịch lý khi đề xuất một tuyển tập Freud với vài ba trăm trang lướt nhanh một công trình đồ sộ được soạn thảo trong vòng 50 năm.
Chỗ này cần nói rõ: tuyển tập này dành cho những người nhập môn; đối với họ, cái khó nhất khi tiếp cận công trình của Freud là thời gian soạn thảo, những yêu cầu của xây dựng khái niệm, việc theo đuổi không mệt mỏi những nguyên tắc và cơ sở, tất cả những cái này đan xen với những tìm kiếm lâm sàng, một tấm thảm dệt với nhiều mô-típ phức tạp.
[…]
Trước hết, hợp tuyển này là một công cụ làm việc; việc phân phối chung đáp ứng lòng mong muốn chứng tỏ sự nhất quán của PTH:
1. từ bình thường đến bệnh lý;
2. từ nghiên cứu lâm sàng đến lý thuyết;
3. từ cá thể đến xã hội và văn hóa.
Bên trong sự phân phối đó, việc sắp xếp các chủ đề làm nổi bật những con đường nghiên cứu lớn.
Cuối cùng, mỗi chủ đề trình bày cố gắng làm rõ tiến triển tư tưởng của Freud, những sửa đổi quan trọng (ví dụ: 1911 - 1914: giới thiệu khái niệm ái kỷ, tiến triển của quan niệm liệu pháp phân tâm, từ “nạo sạch” đến “kiến tạo”...), song cố gắng tránh cảm giác có hai “thời kỳ” trong tư tưởng của Freud, những chỗ “đứt đoạn”, những “trước và sau 1920” chẳng hạn.
- Trích Lời nói đầu
Nhận xét đánh giá