-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tác giả: Arkebe Oqubay - Kenichi Ohno
Dịch giả: TS. Hà Minh Hiệp
Hiệu đính: Trịnh Lan Hương
Nhà xuất bản: Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Kích thước: 16x24
Số trang: 544
Loại bìa: Bìa mềm
Nhằm mang đến cho các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học nói riêng và bạn đọc nói chung có cái nhìn bao quát, toàn diện về quá trình học tập và bắt kịp thành công của một số nền kinh tế trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Quốc gia học tập: Học tập công nghệ, chính sách công nghiệp và bắt kịp thành công (How Nations Learn: Technological Learning, Industrial Policy, and Catch – up).
Cuốn sách do TS. Hà Minh Hiệp, chuyên gia nghiên cứu một số dự án, chương trình năng suất và sản xuất thông minh của Tổ chức Năng suất châu Á (APO), dịch từ nguyên bản tiếng Anh của tác giả Arkebe Oqubay và Kenichi Ohno, được Nhà xuất bản Đại học Oxford ấn hành năm 2019. Bên cạnh bài giới thiệu và kết luận, cuốn sách gồm 3 phần chính với 12 bài nghiên cứu ở một số quốc gia, khu vực, ngành, lĩnh vực riêng.
Phần I đề cập bối cảnh chung, các xu hướng phát triển trên thế giới, tác động của các quan điểm, tư tưởng về kinh tế đối với việc bắt kịp trong 7 thập kỷ qua; đánh giá bản chất đối với việc học tập và bắt kịp công nghệ ở các quốc gia Đông Á và bài học cho các quốc gia đi sau.
Phần II giới thiệu kinh nghiệm học tập thành công ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ với các đặc điểm địa lý, vùng miền, cách thức học tập, bắt kịp riêng như: Nhật Bản dưới thời Minh Trị, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore.
Phần III tổng quan kinh nghiệm của các quốc gia bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình dù đã nỗ lực thực hiện giai đoạn công nghiệp hóa ban đầu, cũng như các quốc gia đi sau bị tụt hậu về việc học tập và bắt kịp công nghệ (như các quốc gia kém phát triển ở châu Phi, Mỹ Latinh) và các chính sách, chiến lược thúc đẩy học tập ở một số quốc gia Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam); đồng thời, xem xét một số trường hợp học tập và bắt kịp ở cấp độ doanh nghiệp như Hãng hàng không Ethiopia, ở cấp độ ngành, lĩnh vực, tiêu biểu như ngành trồng hoa và xi măng của Ethiopia.
Nhận xét đánh giá