-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Sức Mạnh Của Ngôn Ngữ Cảm Xúc
Tác giả: Mark Changizi, Tim Barber
Dịch giả: Hoàng Linh
Nxb: Dân Trí
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Số trang: 324
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
Cảm xúc là ngôn ngữ giao tiếp, cho phép chúng ta truyền tải những thông điệp sâu sắc mà đôi khi lời nói không thể diễn tả đầy đủ. Hiểu về sức mạnh của cảm xúc là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hiện đại, giúp bạn xây dựng và duy trì các mối quan hệ chất lượng, tạo tiền đề cho thành công trong tương lai.
“Sức mạnh của ngôn ngữ cảm xúc” là cuốn sách thuộc thể loại khoa học tâm lý, giới thiệu lý thuyết giải thích rằng: Sự phát triển của nhiều biểu hiện cảm xúc đa dạng chính là chìa khóa để con người giao tiếp. Theo thuyết này, những biểu hiện cảm xúc là ngôn ngữ đầu tiên và quan trọng nhất của tự nhiên - ngôn ngữ cho phép chúng ta tham gia vào các cuộc giao tiếp và đàm phán rất phức tạp. Điều này có thể giúp chúng ta giải mã các hành vi của con người. Theo hai tác giả Changizi và Barber, giao tiếp từng được thực hiện thông qua hành động và cử chỉ, hành động và cử chỉ bây giờ đã được chuyển thành lời nói, tạo tiền đề cho ngôn ngữ xuất hiện. Ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng trong đàm phán, nhưng “làm thế nào để chúng ta đàm phán thỏa hiệp mà không cần ngôn ngữ?”.
Bằng những dẫn chứng và tài liệu tham khảo thuyết phục, hai tác giả nêu bật được lý do tại sao giao tiếp đã, đang và sẽ tiếp tục bao gồm cả những lần trao đổi không cần đến ngôn từ.
Bên cạnh đó, hai tác giả cũng sử dụng các liên tưởng xã hội và khái niệm khoa học như trò poker, lò xo hay các lý thuyết cổ xưa để giải thích cho các xu hướng hành vi và các biểu hiện cảm xúc mà con người sử dụng trong đối nhân xử thế. “Sức mạnh của ngôn ngữ cảm xúc” là cuốn sách mà ai cũng nên đọc để rèn luyện trí tuệ xúc cảm, đọc vị tâm lý đối phương và giành được lợi thế trong các cuộc đàm phán hay tương tác xã hội.
Nhận xét đánh giá