-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tang Lễ Của Người An Nam
Tác giả: Gustave Dumoutier
Dịch giả: Nguyễn Thị Hồng Ân - Nguyễn Thanh Hằng - Nguyễn Mạnh Sơn
Nxb: Thế Giới
Kích thước: 17 x 25 cm
Số trang: 412
Loại bìa: Bìa cứng
Năm xb: 2023
Công trình Tang lễ của người An Nam của học giả người Pháp Gustave Dumoutier (1850 – 1904) về tang lễ của người Việt Nam, cũng như nhiều công trình khác do người Việt biên soạn, là những nghiên cứu cơ bản về phong tục tập quán người Việt, thông qua một trong hai tập tục lớn có ảnh hưởng đến cuộc đời con người và dân tộc là hôn nhân và tang lễ.
Công trình nghiên cứu này được thực hiện dựa trên nhiều nguồn tham khảo khác nhau, đặc biệt là các sách Hán Nôm như Tam giáo chính độ thực lục, Hồi dương nhân quả lục, văn bia Thân cấm khử tệ, Ngọc lịch chí bảo biên, Thích Ca hành táng, Hoàng Việt luật lệ, Soạn tập Bách Duyên kinh, Phổ Diệu kinh, Phật quốc ký… Trong cuốn sách, tác giả đã tái hiện chân thực cách thực hiện các nghi lễ trong một đám tang kể từ khi một người đang hấp hối tới lúc ngừng thở, từ khi nhập quan cho đến lúc chôn cất cùng hàng loạt lời kinh, bài khấn, câu chú, bùa phép để xua đuổi ma quỷ.
Bên cạnh đó, sách còn cung cấp cho độc giả vô số bức vẽ, minh họa cổ vừa chi tiết vừa sống động, cùng những mẫu bùa chú khác thường, hiếm thấy, và là một tư liệu quý giá, đặc sắc, cho cả người đọc phổ thông lẫn nhà nghiên cứu chuyên sâu, cũng như cho tất cả những ai muốn tìm hiểu nghi thức tang lễ cùng tín ngưỡng của người Việt.
Khi Dumoutier vào Việt Nam, thì là lúc triều Nguyễn đang mất dần hết quyền lực vào tay người Pháp, ngai vàng dường như bỏ trống, lý tưởng phong kiến cũng vỡ lở từng mảng, và văn minh Việt Nam cũng đang cố gắng níu kéo những nghi thức cuối cùng để chuyển sang một xã hội hiện đại. Sang đến thế kỷ 20, thì các làng nghề dần phá sản, công nghệ thủ công chỉ còn sót lại ở vài người thợ tham gia vào các trường mỹ nghệ và đấu xảo, nhà Nho truyền thống, thầy địa lý, thầy mo, thầy cúng, thầy tào, pháp sư, phường bát âm cũng dẫn suy thoái, rồi gần như biến mất sau năm 1945, đem theo tất cả kiến thức tâm linh từng được sử dụng trong ba trăm năm, ít nhất từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Nên có thể nói những công trình như cuốn Tang lễ của người An Nam là một tài liệu quý trong việc nhìn lại văn hóa truyền thống.
Trích lời giới thiệu của Hoạ sĩ - Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng
Nhận xét đánh giá