- 10%
  • Thiên Chúa Thì Khác

Thiên Chúa Thì Khác

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: bayard
89,100 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Thiên Chúa Thì Khác

Tác giả: Christian Ducocq

Dịch giả:  Lm Nguyễn Văn Hòa, OP

Nxb: Tôn Giáo

Kích thước: 13 x 20.5 cm

Số trang: 248

Loại bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2024
 

Chi tiết sản phẩm

Thiên Chúa Thì Khác

Trong một thời gian khá dài, tôi đã do dự trong việc lựa chọn nhan đề cho cuốn sách này: “Một Thiên Chúa bị cầm tù” là nhan đề đã cám dỗ tôi cách mạnh mẽ. Nhan đề đó có vẻ tương xứng với giọng tố cáo vốn là linh hồn của cuốn sách này. Nó có thể diễn tả một ấn tượng ngày nay đang tràn lan khắp nơi: Thiên Chúa không được tự do ngay cả trong Giáo hội của chúng ta.

Trong xã hội của chúng ta (xã hội Tây phương), Thiên Chúa đã và hiện đang còn bị sử dụng để biện minh cho những lập trường vụ lợi, những thái độ mập mờ, những lựa chọn thiếu trong sáng và những hành vi bạo động, Người bị nhiều quốc gia, nhiều phe nhóm kéo về phía mình, Người bị giam hãm trong những thành kiến, Người bị bóp méo trong những ảnh tượng. Người ta tranh luận về Thiên Chúa như thể Người là một đồ vật để tiêu thụ hay một đối tượng đáng ghê tởm: Phe tán dương cũng đi một con đường tương tự như phe phủ nhận Người. Vụ án xét xử Thiên Chúa đã kéo dài quá lâu: không có quân bình trong sáng tạo thế giới, sự quan phòng của Người thiếu hiệu năng, tình yêu của Người đối với thế giới thì quá kín đáo. Phe bảo vệ Người thì nhiều khi vụng về: họ tưởng nhấn mạnh tâm tình và mặc cảm tội lỗi của con người là tôn kính Thiên Chúa, họ trình bày Người như một đấng thèm khát một thứ công lý báo thù, đòi hỏi vật hy sinh, họ hiểu Người như một Thiên Chúa đầy lòng hậm hực trước hạnh phúc của con người.

Nhưng có thể Thiên Chúa không như vậy, có thể Thiên Chúa thì khác, Người giữ yên lặng khi người ta lập hồ sơ cho vụ án của Người.

Ngay Giáo hội của chúng ta cũng đóng góp vào việc cầm tù Thiên Chúa. Ta hãy nhớ lại những yêu sách của những người dạy giáo lý, của các nhà giảng đạo và của các thần học gia. Họ truyền cho Người điều Người phải làm, họ biết kế hoạch của Người, họ nhân danh Người áp đặt những lệnh truyền và những chỉ thị hợp thời cũng như không hợp thời, lúc nào họ cũng nại đến uy quyền của Người, họ đưa Người ra để bảo vệ những vấn đề không quan trọng, trái lại, họ để Người dửng dưng hay vô tư khi vấn đề liên quan đến sự sống còn và hạnh phúc của con người.

Nhưng có thể là Thiên Chúa khác với hình ảnh mà nhiều kẻ có quyền ăn nói trong Giáo hội đã vẽ ra về Người.

Hai ngàn năm trước đây, đã có một người đứng lên và dám nói một cách tự do về Thiên Chúa đó là Đức Giêsu. Các chuyên viên tôn giáo đã lên án Người vì tội phạm thượng. Người đã bị hành quyết vì tội đã phạm đến thánh danh Thiên Chúa, vì tội đưa Thiên Chúa vào những tình huống và những quyết định bất xứng với vinh quang của Thiên Chúa.

Từ vụ “ám sát” hợp pháp đó, không ai có thể đặt vấn đề Thiên Chúa, không ai, ở Tây phương có thể phủ nhận hay tuyên xưng Thiên Chúa mà không nhắc nhở đến con người đã chỉ trích những hình ảnh và nếp thực hành tôn giáo của chúng ta.

Cái chết của Đức Giêsu không phải là lời cuối cùng về Đức Giêsu: Giờ đây Người sống nhờ Thần Khí, đặt vấn đề về Thiên Chúa là đi vào một quá trình mà ở trung tâm có nhân vật Giêsu hướng chúng ta về hai “nhân vật” mà từ thời Giáo hội sơ khai, các Kitô hữu trong lời cầu nguyện của họ, đã gọi là Cha và Thần Khí. Đặt vấn đề Thiên Chúa chỉ có thể là mô tả cách lối Đức Giêsu đã giải thoát ta khỏi các thần tượng, và cũng là cố gắng xác định quan hệ mới mẻ về Thiên Chúa mà Người đã phác hoạ, khi Người liên lạc với Đấng mà Người gọi là Cha của Người, và với Đấng mà Người thông ban cho các môn đệ đã tuyên xưng Người là Đấng Kitô: Thần Khí.

Thiên Chúa của Đức Giêsu không bị cầm tù, Thiên Chúa thì khác hẳn. Sự khác hẳn của Thiên Chúa lôi Người ra khỏi cảnh tù đày do những hình ảnh của chúng ta, hay những sợ hãi và lòng sùng đạo của chúng ta tạo ra. Vì thế tôi đã chọn nhan đề: “Thiên Chúa thì khác”. Nhan đề hợp với cuốn này: tính đặc sắc của Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu được diễn tả trong “hệ biểu tượng ba ngôi”.

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng