“Hermeneutics" là bộ môn nghiên cứu còn tương đối mới ở Việt Nam. Cách dịch từ này sang tiếng tới tổ Việt vẫn chưa được thống nhất: thông diễn học, thể giải thích học, thích nghĩa học, diễn nghĩa học, V.V... Truyền thống giải thích học bắt nguồn từ triết học Hy Lạp Cổ Đại, đến thời Trung Cổ trở thành phương pháp chú giải Kinh Thánh, và thời Cận Đại mở rộng bao gồm việc phục hồi ý nghĩa tiềm tàng trong văn hóa và lịch sử. Qua ảnh hưởng của triết hiện tượng, giải thích học đặt lại vấn đề hiểu chủ thể lịch sử, và qua triết hiện sinh, giải thích học kết nối vấn đề “hiểu đối tượng” với “hiểu chính mình”. Từ đó, thông diễn học có sứ mệnh song đôi, vừa khai mở và đón nhận chân lý hàm chứa trong truyền thống, vừa có khả năng lột trần các ý thức tha hóa đang tiềm ẩn trong tiến trình thông diễn.
Tiến trình thay đổi trên đây phản ánh qua ba phạm vi của việc tìm hiểu ý nghĩa: “bên trong” bản văn, “phía sau” bản văn và “phía trước” bản văn, và cũng tương ứng với ba hoạt động của thông diễn học trong lịch sử: (1) phương pháp chú giải Kinh Thánh, (2) khoa nghiên cứu cách giải thích văn hóa và lịch sử, (3) nền tảng thông diễn trong các khoa nhân học, thần học, và xã hội học phê phán.
Cuốn sách này mong đáp ứng nhu cầu của những ai muốn có sự hiểu biết tổng quát về môn thông diễn học, đặc biệt là các ứng sinh đang chuẩn bị bước vào con đường mục vụ tương lai như: soạn bài giảng, lắng nghe và hiểu đối tượng được tư vấn, biện phân trong linh hướng và đồng hành, suy tư tin hay sáng tác thần học, v.v. Nói chung, chúng ta Ta cần ý thức các mức độ ý nghĩa được đan quyện với nhau trong “bản văn”, vốn có thể là ngôn ngữ, lời nói, hành vi và những cách thể hiện của con người.
Nhận xét đánh giá