-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tiếng Việt Ân Tình
Tác giả: Nhiều tác giả - Lê Trọng Nghĩa (chủ biên)
Nxb: Thế Giới
Kích thước: 14.5x20.5cm
Số trang: 344
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
TIẾNG VIỆT ÂN TÌNH - Lê Trọng Nghĩa (chủ biên)
Khi nhắc tới “ngôn ngữ học”, chúng ta dễ hình dung đến những khái niệm hàn lâm như “hình thái học”, “tu từ”, “âm vị”, “phân tích diễn ngôn”… Có lẽ vì thế mà ngoại trừ giới chuyên môn hoặc những ai có đam mê mãnh liệt, thường người ta sẽ khá ngần ngại khi đọc các bài luận về ngôn ngữ dù nội dung có hay cách mấy. Điều này vô tình trở thành rào cản đối với việc truyền bá những cái hay cái đẹp của tiếng Việt.
Nhắc đến sự giàu đẹp của tiếng Việt, đa số chúng ta thường chỉ nghĩ đến sáu thanh: sắc, huyền, ngang, hỏi, ngã, nặng – chất liệu khiến “nói nghe như hát”. Thế nhưng khi tìm hiểu sâu hơn, ta mới thấy tiếng Việt còn đẹp vô cùng bởi cách dùng từ, bởi sự vận dụng linh hoạt những từ mượn; bởi các câu tục ngữ, ca dao; bởi tên địa danh, tên món ăn, đồ uống… Đó là những tinh hoa đã được ông cha đúc kết lại trong suốt mấy ngàn năm lịch sử mà chỉ cần lần dở lại những trang sách ngày xưa, ta sẽ thấy ngay cả một kho tàng. Tiếc rằng vì nhiều lý do khách quan mà với đa số mọi người, kho tàng vô giá kia vẫn còn ẩn hiện sau lớp sương mờ, chỉ những ai hữu duyên mới có cơ may khám phá. Song song với đó là sự phổ biến của mạng xã hội và nhu cầu học ngoại ngữ, tuy có nhiều tác động tích cực nhưng cũng kèm theo nhiều mặt trái, khiến một bộ phận các bạn trẻ yêu thích và ưa chuộng tiếng nước ngoài hơn khi chưa kịp hiểu rõ cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ quê nhà. Đây là một hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập , và mọi chỉ trích, lên án đều không phải là giải pháp hữu ích, dài lâu.
Với mong muốn mang cái hay, cái đẹp của tiếng mẹ đẻ đến với cộng đồng một cách thiết thực và hiệu quả nhất, trang Tiếng Việt giàu đẹp đã được ra đời cùng cách tiếp cận mới mẻ, gần gũi, cho mọi người thấy tiếng Việt cũng hay, cũng hấp dẫn không kém bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới. Cuốn sách này không khai thác quá sâu về một đề tài cũng cũng không đi vào chi tiết với những lý luận chặt chẽ, khô khan, mà chỉ cố gắng trình bày ngắn gọn, súc tích nhất có thể, đủ cho người đọc cảm thấy hứng thú và nếu cần, họ sẽ tự tìm hiểu thêm. May mắn là lối tiếp cận này đã được đông đảo độc giả đón nhận, đưa trang Tiếng Việt giàu đẹp ngày càng phát triển.
Tiếng Việt ân tình gồm 5 phần:
Từ Hán Việt
Chính tả
Địa danh
Thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ
Nội dung khác
Hy vọng, món quà nhỏ này sẽ giúp quý độc giả thêm yêu tiếng mẹ đẻ của mình.
Trích dẫn sách:
TÂM PHÚC
Đây là một từ rất quen thuộc trong tiếng Việt, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ nghĩa của nó. Nhiều người cho rằng “phúc” ở đây là “hạnh phúc” hoặc “phước đức” mà không hay đó là một cách hiểu sai lầm.
Trong cuốn Thành ngữ và điển tích trong thi văn Việt Nam của Quách Văn Hoà có giảng về từ “tâm phúc” như sau: “Tâm: Tấm lòng; Phúc: Ruột. Tâm phúc là người thân thiết, trung thành, có thể hiểu thấu lòng dạ (tâm phúc) của mình, và mình có thể bộc lộ nỗi niềm thầm kín trong lòng. (trang 33)
Nhận xét đánh giá