-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tiểu Luận Về Nghệ Thuật An Nam
Tác giả: Louis Bezacier
Dịch giả: Vũ Mai
Nxb: Thế Giới
Kích thước: 15.5 x 24 cm
Số trang: 240
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
TIỂU LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT AN NAM
Tác giả: Louis Bezacier - Dịch giả: Vũ Mai
LOUIS BEZACIER theo học tại Trường Mỹ thuật Paris từ năm 1929 và tham gia các tiết học về kiến trúc tại xưởng Defrasse-Madeline từ 1931-1932. Ông đến Hà Nội ngày 3 tháng Mười năm 1935, đảm nhiệm vai trò bảo tổn các công trình ở Bắc Kỳ, rồi ở miền Trung Việt Nam, khu vực địa lý rộng hơn Bắc Kỳ tính thêm cả phần lớn lãnh thổ vương quốc Champa cũ.
Ngay khi đến Việt Nam, ông đã tiến hành công tác tu bổ một trong những công trình đẹp nhất Bắc Kỳ là chùa Ninh Phúc (hay còn gọi là chùa Bút Tháp), ở tỉnh Bắc Ninh. Ông cũng thực hiện các cuộc khai quật nhằm tìm ra dấu vết của các công trình trước đó. Đến năm 1945, ông dành phần lớn thời gian và tâm huyết cho kiến trúc dân sự và tôn giáo cổ như chùa, lăng mộ, di tích cung điện triều Lê, cầu có mái che... ở châu thổ sông Hồng và tỉnh Thanh Hóa. Ông cũng tu bổ một phù đổ gạch ở Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Yên, có từ thế kỷ 11. Ông chính là người xác định được một phong cách mới: nghệ thuật Đại La (thế kỷ 11-12). Ngoài ra, ông còn chịu trách nhiệm tu bổ nhiều công trình Champa ở khu di tích Lý Sơn.
TIỂU LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT AN NAM tập hợp bảy bài nói chuyện vào một tập sách kèm hình chiếu được thực hiện ở bảo tàng Louis Finot tại Hà Nội dưới sự bảo trợ của Hội Những người bạn của Viện Viễn Đông Bác cổ. Những tóm tắt hay trích dẫn đã được đăng trên tạp chí Les Cahiers de l'Ecole Française. Qua những bài tiểu luận này, độc giả sẽ thấy không phải một bài giảng hay một khái lược về nghệ thuật An Nam, mà cả một số ý kiến chung về cái nền nghệ thuật từng đôi khi và vẫn đang bị chê bai ấy. Chúng tôi muốn qua những trang sách này chỉ ra rằng nghệ thuật ấy xứng đáng hơn thế. Đây là mục tiêu mà chúng tôi theo đuổi từ nhiều năm: cố gắng nhận thức và hiểu rõ về nghệ thuật An Nam; nghiên cứu không chỉ nguồn gốc và sự phát triển của nó, mà khai thông cả những ảnh hưởng mà nó tiếp nhận những ảnh hưởng đa dạng và không chỉ từ Trung Quốc như người ta vẫn thường tin."
“Phân tích các ảnh hưởng đến nghệ thuật An Nam, phân loại theo trình tự thời gian những biểu hiện của nền nghệ thuật ấy, đó là hai kết quả đáng chú ý nhất của cuốn sách trung thực và không trau chuốt, thiếu những khéo léo văn chương nhưng lại phong phú sự thật này, cuốn sách mà tôi rất vui được giới thiệu với công chúng.”
- G. CŒDÈS
Nhận xét đánh giá