-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tinh Thần Nghiệp Chủ - Một Dẫn Nhập
Tác giả: Eamonn Butler
Dịch giả: Phạm Nguyên Trường
Nxb: Tri Thức
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Số trang: 240
Loại bìa: Bìa mềm
Về tác giả
Eamonn Butler là Giám đốc Viện Adam Smith, một trong những tổ chức tư vấn chính sách (think tank) hàng đầu thế giới. Ông có bằng kinh tế và tâm lý học, Tiến sĩ triết học (PhD), Tiến sĩ văn chương danh dự (DLitt). Những năm 1970, ông làm việc cho Hạ viện Hoa Kỳ ở Washington và giảng dạy triết học tại Trường Cao đẳng Hillsdale (Hillsdale College) ở Michigan, trước khi trở về Vương quốc Anh để giúp thành lập Viện Adam Smith. Ông được tổ chức Freedoms Foundation of Valley Forge trao tặng Huy chương Tự do (Freedom Medal) và được giải thưởng của tổ chức Doanh nghiệp Tự do Quốc gia Vương quốc Anh (UK National Free Enterprise Award). Eamonn Butler hiện là Thư ký Hiệp hội Mont Pelerin (Mont Pelerin Society).
Eamonn Butler là tác giả của nhiều cuốn sách giới thiệu về các nhà kinh tế học và tư tưởng tiên phong như Adam Smith, Milton Friedman, F. A. Hayek, Ludwig von Mises và Ayn Rand. Ông cũng xuất bản những cuốn lược khảo về chủ nghĩa tự do cổ điển, về lựa chọn công, về Đại tuyên ngôn về tự do và Trường phái kinh tế Áo, có thể kể đến Của cải của các quốc gia và lý thuyết về cảm nhận đạo đức rút gọn (The Condensed Wealth of Nations), Cuốn sách hay nhất về thị trường (The Best Book on the Market) và Trường tư tưởng: 101 nhà tư tưởng vĩ đại theo phái tự do (School of Thought: 101 Great Liberal Thinkers)... Ông là đồng tác giả cuốn Bốn mươi thế kỉ kiểm soát giá và tiền công (Forty Centuries of Wage and Price Controls), và một loạt tác phẩm viết về IQ. Ông thường xuyên xuất hiện trên báo chí, sóng phát thanh, truyền hình và truyền thông trực tuyến.
Tác phẩm
Đây không phải là một cuốn sách quản trị bàn về cách biến bạn thành doanh nhân thành đạt. Đây là tác phẩm khai tâm về tinh thần nghiệp chủ, vì sao chúng ta cần và làm sao khuyến khích tinh thần nghiệp chủ.
Theo đó, cuốn sách này giải thích những nét đặc biệt và quan trọng của tinh thần nghiệp chủ và vai trò của nó trong việc thúc đẩy đổi mới, tiến bộ, năng suất và tăng trưởng kinh tế. Đấy là điều quan trọng, vì nhiều người chưa hiểu những đóng góp quyết định của tinh thần nghiệp chủ. Đúng là những cuốn sách giáo khoa trong kinh tế học dòng chính thường bỏ qua những đóng góp này. Tuy nhiên, những đóng góp này làm cho tinh thần nghiệp chủ trở nên quan trọng đối với tất cả của chúng ta, cả người lao động, người tiêu dùng và công dân bình thường.
Cuốn sách này dành cho ai
Chắc chắn là các nhà quản lý doanh nghiệp cũng có thể tìm thấy những giá trị trong cuốn sách này, theo nghĩa ở đây có bàn về những đóng góp của họ vào nền kinh tế rộng lớn hơn, bàn về bối cảnh thể chế và chính sách. Nhưng cuốn sách chủ yếu là dành cho những người bình thường muốn tìm hiểu vai trò của đổi mới và tinh thần nghiệp chủ trong việc thúc đẩy tiến bộ kinh tế và dành cho các sinh viên, những người đã phát hiện được rằng sách giáo khoa về kinh tế học đều rất khô khan, vô ích và thiếu tính chân thực của đời sống con người.
Nếu tôi hỏi dân chúng thích gì, họ sẽ bảo thích những con ngựa chạy nhanh.
— Henry Ford, nhà sản xuất ô tô người Mỹ
Tác phẩm này cũng có giá trị đối với độc giả ở các nước đang phát triển, những người muốn làm cho nền kinh tế của họ ít tập quyền hơn và tự do hơn, cởi mở, đa dạng, năng động, hiệu quả và thịnh vượng hơn. Ở các nước phát triển, cuốn sách cũng hữu ích đối với những người tham gia thiết lập chính sách công, nhưng chưa nắm được toàn bộ vai trò và tầm quan trọng của tinh thần nghiệp chủ trong đời sống kinh tế.
Tinh thần nghiệp chủ và tác giả
Tôi đã gặp những nghiệp chủ nhìn xa trông rộng mang đến cho mọi người những cơ hội mới và làm thay đổi cuộc sống của họ. Trong những năm 1970, Skytrain của Freddie Laker’s đã phá vỡ tập đoàn hàng không cũ và tạo điều kiện cho hàng triệu người bay qua Đại Tây Dương với giá phải chăng và mang những ý tưởng mới mẻ khi trở về. Clive Sinclair đã phát triển máy tính bỏ túi và đồng hồ kỹ thuật số. Tập đoàn Sony đã tạo ra máy nghe nhạc xách tay Walkman. Bill Gates đã mang máy vi tính vào tận nhà của chúng ta. Thông qua website, Tim Berners-Lee đã liên kết tất cả chúng ta với các kho lưu trữ kiến thức của toàn thế giới. Và Iphone của Steve Jobs bỏ tất cả những thứ vừa nói, cùng nhiều thứ khác vào túi của hai tỉ người (vâng, không chỉ hãng hàng không, mà còn lịch trình vận chuyển trên toàn thế giới và cả ứng dụng đặt chỗ).
Tuy nhiên, những nghiệp chủ nổi tiếng chỉ là số ít. Ở một mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều là nghiệp chủ. Ví dụ, khi mới ra trường, tôi đã tận dụng cơ hội đi đây đi đó và chạy trốn cuộc suy thoái ở quê nhà. Tôi đã quay về để thành lập nhóm nghiên cứu chính sách phi lợi nhuận đúng vào lúc người ta đang cần những ý tưởng mới. Hiện nay, tôi đang tìm cách lấp đầy một ngách khác của thị trường bằng cách viết những cuốn lược khảo kiểu này. Tôi không phải là doanh nhân, nhưng tôi vẫn có tinh thần nghiệp chủ.
Nghiệp chủ chỉ đơn giản nghĩa là người muốn tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của những người khác.
- Sir Richard Branson,
người sáng lập Virgin Group
Giáo huấn của kinh tế học dòng chính tưởng tượng rằng kinh tế là cơ chế có thể dự đoán và kiểm soát được. Kinh nghiệm dạy tôi rằng hình ảnh này khác xa thực tế. Đời sống kinh tế thực sự là quần chúng nhân dân và các mối quan hệ giữa họ với nhau. Mục tiêu và hành động của nhân dân là động lực của đời sống kinh tế. Tinh thần nghiệp chủ của họ thúc đẩy sự thịnh vượng và tiến bộ của con người. Nhưng, trong tư duy dòng chính, vai trò của tinh thần nghiệp chủ đã bị phớt lờ và sau đó, đã vô tình bị bóp nghẹt bởi chính sách công sai lầm, được xây dựng trên quan điểm đó.
Chúng ta cần phục hồi và đưa tinh thần nghiệp chủ vào kinh tế học và chính trị học dòng chính. Trên khắp thế giới, người ta đều dạy về đánh giá nghệ thuật, nhạc và phim. Chúng ta cũng cần đánh giá đúng đóng góp của tinh thần nghiệp chủ vào đời sống của chúng ta.
Cấu trúc tác phẩm
Cuốn sách này là đóng góp nhỏ vào việc đánh giá đúng tinh thần nghiệp chủ. Trước hết, cuốn sách giải thích vì sao chúng ta phải quan tâm tới tinh thần nghiệp chủ - nó có ý nghĩa như thế nào đối với đổi mới và thịnh vượng, cũng như những biện pháp có thể vận dụng để khuyến khích nó. Sau đó, cuốn sách sẽ xem xét cách chúng ta thường bàn về tinh thần nghiệp chủ và cố gắng rút ra ý tưởng cốt lõi, cũng như động cơ thực sự của nghiệp chủ.
Nhận xét đánh giá