-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tri khôn sáng tạo
Trí Khôn Sáng Tạo
(Mổ xẻ trí khôn sáng tạo qua cuộc đời của Freud, Einstein, Picasso, Stravinsky, Eliot, Graham và Gandhi)
Tác giả khảo sát tiến trình sáng tạo của 7 danh nhân thuộc 7 lĩnh vực trí khôn khác nhau: Freud, Einstein, Picasso, Stravinsky, Eliot, Graham và Gandhi để rút ra những đặc điểm của tính sáng tạo của các cá nhân trong mối quan hệ giữa tư chất bẩm sinh, ảnh hưởng gia đình, quan hệ nghề nghiệp, xã hội và chính trị.
"Mặc dù các bậc cha mẹ có thể không có một đứa con đặc biệt yêu thích, nhưng các tác giả thì phải được phép có một cuốn sách đặc biệt yêu thích. Tôi đã viết trên 20 cuốn sách, nhưng theo nhiều cách, Trí khôn sáng tạo (Creating Minds) là cuốn tôi đặc biệt yêu thích. Việc chuẩn bị cho cuốn sách là một công việc của tình yêu. Tôi đã được hưởng thụ khi ngụp lặn trong những kho thông tin giàu có về bảy bậc thầy sáng tạo mà mình mô tả: xem xét những tư liệu đầu nguồn, đọc các tiểu sử và sổ tay của Sigmund Freud, xem các bộ phim về nữ nghệ sĩ múa Martha Graham quay trong những năm 1930 và 1940, miệt mài trên những bản thảo Đất hoang (The Waste Land) của T. S. Eliot, nghe đi nghe lại các bản nhạc mở đường của Igor Stravinsky, ngắm những phác họa cho tranh sơn dầu táo bạo nhất của Pablo Picasso, toan tính gộp lại nhiều phân mảnh tiểu sử mà Mahatma Gandhi để lại, và giải mã những hồ sơ khoa học quan trọng nhất của Abert Einstein. Giống như ghi danh vào bảy trường cao đẳng chọn lọc hay bảy khóa học trên đại học vậy.
Là một cậu bé chăm học lớn lên ở thành phố Scranton, bangPennsylvaniavào những năm 1950, tôi mê đọc sách. Thu hút tôi nhất là những cuốn sách tiểu sử và lịch sử từ nhiều xứ sở, nhưng tập trung nhất ở Tây Âu, xuất xứ của gia đình tôi, và Hoa Kì, ngôi nhà mới của chúng tôi. Tôi chỉ nghe nói đến tâm lí học khi vào trường cao đẳng, cho nên đương nhiên tôi ghi danh học môn chính là lịch sử. Chỉ đến khi bắt gặp những luận văn của Erik Erikson về lịch sử tâm lí học và tiểu sử tâm lí học tôi mới tìm thấy mái nhà trí tuệ của mình. Thế là tôi chuyển qua học về quan hệ xã hội (đại khái là các môn khoa học xã hội hay khoa học hành vi) và tôi thấy mình ngày càng bị hút sang ngành tâm lí học về sự phát triển con người.
Xung đột giữa hứng thú với khía cạnh tình cảm và óc tò mò về những chiều kích nhận thức của trải nghiệm nhân sinh tạm thời được giải quyết theo hướng thiên về nhận thức, đó là lúc tôi bắt đầu đọc các tác phẩm của nhà tâm lí học người Thụy Sĩ Jean Piaget vào cuối thời gian học cao đẳng. Tôi đọc rất nhiều tác phẩm của Piaget trong năm sau đại học ở Anh. Trong thời gian nhàn rỗi ấy, tôi cũng quen thuộc hơn với các ý tưởng và hình thức nghệ thuật của thời đại hiện đại: âm nhạc của Igor Stravinsky, tranh vẽ của các họa sĩ lập thể, văn phẩm của T. S. Eliot, và sự tuôn trào đáng kinh ngạc những sáng tạo về khoa học, nghệ thuật và chính trị diễn ra ở những nước chủ yếu của châu Âu trong những thập niên đầu thế kỉ XX. Trong khi tôi quyết định theo đuổi việc học cao học về tâm lí học phát triển, tôi đã trở nên bị ám ảnh ghê gớm bởi cái xã hội vốn sản sinh ra những công trình rực rỡ như thế mà cùng lúc lại rơi vào hai cuộc thế chiến tàn hại và một cuộc chiến tranh lạnh dai dẳng.
Hứng thú về lịch sử và tiểu sử của tôi có lúc lui lại phía sau, khi tôi đã nắm vững các phương pháp và kĩ thuật của môn tâm lí học phát triển thực nghiệm. Tôi biết ơn việc đào tạo có hệ thống ấy. Tuy nhiên, ngay sau khi bắt đầu học đại học, tôi đã cảm thấy các thầy và bạn học của mình rất thiếu hứng thú đối với những vấn đề về sáng tạo nghệ thuật. Trong quá trình học tập của mình, tôi đã dành nhiều công sức cho âm nhạc; tôi bỏ ra nhiều buổi tối trong suốt một năm sau đại học để khám phá nghệ thuật của thời hiện đại; vậy mà tôi tìm hoài cũng chẳng thấy có gì đề cập những phương diện ấy của đời sống trong các bài giảng của chư vị giáo sư hay trong những sách được chỉ định phải đọc. Cho nên tôi rất thích khi biết có một cơ sở nghiên cứu tên là Dự án Zero [Project Zero], đặc biệt chú trọng về bản chất của kiến thức và giáo dục nghệ thuật.
Dưới sự bảo trợ của Dự án Zero, trong 25 năm gần đây tôi đã nghiên cứu sự phát triển con người ở những đứa trẻ bình thường và những đứa trẻ có năng khiếu, cũng như sự suy sụp năng lực hay bộc lộ năng khiếu của con người trong những điều kiện tổn thương về trí não. Điểm hào hứng của Dự án là vấn đề bản chất sự biểu tượng hóa của con người, đặc biệt về những hình thức biểu tượng hóa vốn là chìa khóa của mọi nghệ thuật. Nhưng cụ thể hơn nữa, các đồng nghiệp của tôi và tôi đã điều tra xem những người trẻ tuổi trở thành nhạc sĩ hay nhà thơ, họa sĩ như thế nào, vì sao phần lớn họ không như thế, và những năng lực nghệ thuật ấy phát triển hay lụi tàn đi như thế nào trong các nền văn hóa của chúng ta và những nền văn hóa khác..." (Trích Lời tựa)
*Trí Khôn Sáng Tạo thực sự là một trong những cuốn sách có uy tín và hấp dẫn về tâm lý học giáo dục. Sách có giá trị tham khảo quan trọng trong thời kỳ giáo dục Việt Nam đang chuyển đổi căn bản từ giáo dục mang tính áp đặt sang nền giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, phát huy trí sáng tạo của người học.
III. MỤC LỤC
Lời tựa cho bản in năm 2011
Tham khảo thêm đoạn viết trong Lời tựa cho bản in năm 2003
Phần I. DẪN LUẬN
1. Những dịp may gặp gỡ ở Zurich trong thời chiến
Bảy tư tưởng gia sáng tạo
Mục đích của sách này
Các đề tài tổ chức
Nghiên cứu những người cùng thời
Soi sáng một kỉ nguyên
Kỉ nguyên hiện đại
2. Những cách tiếp cận Tính sáng tạo
Việc nghiên cứu Tính sáng tạo che khuất việc nghiên cứu Trí khôn
Những cách tiếp cận về mặt nhận thức với Tính sáng tạo
Những cách tiếp cận về Nhân cách và Động cơ
Cách tiếp cận Sử lượng học
Cách tiếp cận của tôi đối với Tính sáng tạo
Nói lại về các đề tài tổ chức
Một quan điểm phát triển
Những vấn đề về Khảo sát theo kinh nghiệm
Các đề tài nổi lên
Phần II. Các nhà sáng tạo của kỉ nguyên hiện đại
3. Sigmund Freud: Một mình với thế giới
Những môn đồ đầu tiên
Bối cảnh và tuổi ấu thơ
Những năng khiếu phổ quát của Freud
Nghề nghiệp “đầu tiên” ở bộ môn Thần kinh học
Charcot và sự chuyển qua Tâm thần bệnh học
Cảnh đơn độc và những người tâm tình
Lĩnh vực và trường ở đêm trước đột phá của Freud
Những ý tưởng mấu chốt trong cuộc cách mạng Freud
Diễn giải các giấc mơ: Freud vào năm 1900
Khung cảnh thành Vienna
Freud như một thủ lĩnh: mở rộng mạng lưới
4. Albert Einstein: Mãi mãi trẻ thơ
Những câu đố thời thơ ấu
Làm chủ lĩnh vực
Nền tảng khoa học: từ Galileo đến Lorentz
Tư tưởng “Đặt Vật thể làm tâm điểm” của Einstein
Một năm đặc biệt và một lí thuyết đặc biệt
Tính tương đối: Số phận tức thời
Trở thành gương mặt thế giới: hai cuộc đấu tranh
Thuyết tương đối rộng/tổng quát
Bên ngoài dòng chính
Minh triết trực giác và suy tưởng
Đoạn tạm dừng (Interlude) I
5. Picasso Thần đồng và hơn nữa
Hiện tượng thần đồng
Picasso thần đồng
Chàng họa sĩ trẻ ở Paris
Những cô nàng Avignon: Tiến về một phong cách thử nghiệm rõ rệt
Người cùng làm nên chủ nghĩa lập thể
Hậu Lập thể: Cuộc sống của người nổi danh
Guernica: tác giả tự tuyên bố là Kiệt tác
Một thần đồng cao tuổi
6. Igor Stravinsky: Thi pháp và đường lối chính trị của Âm nhạc
Bộ mặt chính trị của sáng tạo
Tuổi ấu thơ Nga
Âm nhạc ở Trung tâm
Những thắng lợi ban đầu và cuộc gặp gỡ định mệnh
Làm chủ nghệ thuật ba lê: Con chim lửa và Petrouchka
Lễ đang quang của mùa xuân: Sáng tác âm thanh cho Thế kỉ Mới
Lễ đăng quang của mùa xuân: Buổi trình diễn và hậu quả
Từ thi pháp đến chính trị
Hôn lễ: một loại kiệt tác khác
Một quan hệ mới mẻ với âm nhạc quá khứ
Nhà tư tưởng và Con người ở độ chín
Tác phẩm bậc thầy cuối cùng
7. T. S. Eliot: Bậc thầy bên lề
Đất hoang (The waste land) - Đất hoang tìm lại được
Những mạch khác nhau trong thân thế của Eliot
Đứt đoạn ở Harvard
Những toan tính mới về cuộc sống
Hai nhà thơ hợp sức
Định cư ở châu Âu
Đất hoang: Bối cảnh và sáng tác
Các phản ứng với Đất hoang
Eliot như một con người của công chúng
Eliot, gương mặt văn chương vào thời trung niên
Eliot về cuối đời
Đoạn tạm dừng II
8. Martha Graham: Khám phá Vũ điệu Mĩ
Lĩnh vực Múa ở bước ngoặt của thế kỉ 393
Nước Mĩ thời Martha Graham, ở bước ngoặt giữa hai thế kỉ
Một nghề nghiệp mới
Bộ môn Múa mới
Trường cổ vũ Múa Hiện đại
Những toan tính cộng tác
Múa của Martha Graham đầu thập niên 1930
Một thời kì Mĩ
Những thăng trầm của các tỉ lệ cổ điển
Một cuộc đời nhảy múa
Suy thoái và đổi mới
Thành tựu của Graham
9. Mahatma Gandhi: Một ảnh hưởng đến những người khác
Ấn Độ dưới sự cai trị của Anh
Gandhi, một thiếu niên đạo đức
Quá nhiều lựa chọn về cuộc sống
Trưởng thành ở châu Phi
Học hỏi hình thế đất nước Ấn Độ
Các nguyên lí Satyagraha
Phương diện con người cá nhân của Gandhi
Một lãnh tụ quốc gia và quốc tế
Những năm cuối đời: Con người và Huyền thoại
Đoạn tạm dừng III
Phần III. Kết luận
10. Tính sáng tạo xuyên qua các lĩnh vực
Nhìn lại khung tổ chức
Một chân dung của nhà sáng tạo kiểu mẫu
Những vấn đề trọng yếu: Nhắc lại
Các khía cạnh xã hội - tâm lí
Các mẫu đời sống: hình dạng của tính sáng tạo
Đánh giá những sự không đồng bộ
Hai đề tài nổi lên
Những câu hỏi còn lại
Lời bạt: Kỉ nguyên hiện đại và thời đại sau nữa
Vấn đề
Bối cảnh
Định nghĩa Kỉ nguyên Hiện đại qua các lĩnh vực
Vượt quá kỉ nguyên hiện đại
Nhận xét đánh giá