- 20%
  • Triều Đại Hậu Lê Và Quyền Con Người Trong Bộ Luật Hồng Đức

Triều Đại Hậu Lê Và Quyền Con Người Trong Bộ Luật Hồng Đức

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Xuất xứ: Viet Nam
Thương hiệu: NXB Khoa học xã hội
143,200 ₫
Hết hàng
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Triều Đại Hậu Lê Và Quyền Con Người Trong Bộ Luật Hồng Đức

Chi tiết sản phẩm

Người Việt Nam có truyền thống độc lập, dân chủ, nhân quyền lâu đời mà tiêu biểu nhất là dưới thời Hậu Lê, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.
Nhà Hậu Lê (1428 - 1789) là triều đại huy hoàng, rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, ra đời sau khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại, do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo, với sự cống hiến của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Nhà Hậu Lê tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam, kéo dài 371 năm, trải qua 26 đời vua - gồm 10 đời vua Lê Sơ (1428 - 1527) và 16 đời vua Lê Trung hưng (1533 - 1789). Bên cạnh các vua Lê Trung hưng còn có 11 chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và 9 chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Trong dòng lịch sử vẻ vang đó, vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497, trị vì: 1460 - 1497) là một đấng minh quân vĩ đại, tài đức văn võ vẹn toàn, có một không hai... Ông ở ngôi hoàng đế suốt 37 năm - lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Thời kỳ Lê Thánh Tông đánh dấu sự hưng thịnh của nhà Hậu Lê. Thánh Tông xứng danh là một chiến sĩ tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền. Uy danh hòa hiếu với phương Bắc, bảo vệ biên cương, mở rộng lãnh thể thể hiện qua lời nói của vua đã đi vào lịch sử dân tộc: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? (...) Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”. Các thành tựu về nội trị, ngoại giao của Thánh Tông đã được lịch sử ghi tạc: “ Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở rộng đất đai, bờ cõi khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được”.
Trong việc trị nước của nhà Hậu Lê, nước ta xây dựng nên "Quốc triều hình luật", thường gọi "Bộ luật Hồng Đức", một bộ luật cơ bản của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, phát huy những giá trị nhân quyền tiến bộ, đặc biệt là nữ quyền và quyền của những người thấp kém, yếu thế trong xã hội.
"Bộ luật Hồng Đức" là bộ luật đặc sắc, lớn bậc nhất trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam, một bộ luật cổ xưa nhất còn tồn tại đến nay ở Việt Nam, có vị trí hết sức quan trọng trong nền văn hóa văn minh của dân tộc. Bộ luật này được công luận ở nước ta và nhiều nước trên thế giới đánh giá cao, được nhiều người trong và ngoài nước quan tâm sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu. Song vì bộ luật vốn ra đời trong chế độ phong kiến cách nay hơn nửa thiên niên kỷ, vả lại pháp luật thời ấy được ghi chép bằng chữ Hán, với nhiều khái niệm, thuật ngữ và cách hành văn, bố cục tương đối khó hiểu đối với người đọc thời nay... Dù dịch giả đã có công làm cho người đọc dễ hiểu mà thực tế vẫn rất khó nắm bắt được đầy đủ tinh thần cũng như nội dung câu chữ. Cho nên, cuốn sách này được biên soạn nhằm tạo điều kiện giúp người đọc bộ luật có cái nhìn tổng quát và dễ tiếp thu hơn, qua đó mà tôn vinh "Bộ luật Hồng Đức", đặc biệt là trong lĩnh vực quyền con người.
Chúng tôi biên soạn quyển sách này nhằm làm nổi bật triều đại Hậu Lê, đặc biệt là vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) và "Bộ luật Hồng Đức" trong lịch sử Việt Nam - việc nhiều người đã thực hiện suốt hàng mấy trăm năm qua mà đến nay có lẽ chúng ta vẫn còn phải tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa trong bối cảnh mới của xã hội loài người tiến bộ. Mục đích chủ yếu là làm cho rõ về mặt đấu tranh xây dựng cuộc sống độc lập, dân chủ, nhân quyền, người Việt xưa không thua kém ai.
- Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hòa

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng