- 10%
  • Văn chương như là quá trình dụng điển

Văn chương như là quá trình dụng điển

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Xuất xứ: Viet Nam
Thương hiệu: NXB ĐHQG Hà Nội
72,000 ₫
Số lượng
 
1
 
ƯU ĐÃI CỦA BẠN
NGVN50K
NGVN20K
NGVN15K
NGVN10K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: NGVN50K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 50k khi áp dụng đơn từ 1 triệu trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN50K
Mã khuyến mãi:
NGVN50K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN20K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 20k khi áp dụng đơn từ 800k đến 1 triệu
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN20K
Mã khuyến mãi:
NGVN20K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN15K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 15k khi áp dụng đơn từ 550k đến 800k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN15K
Mã khuyến mãi:
NGVN15K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN10K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 10k khi áp dụng đơn từ 350k đến 550k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN10K
Mã khuyến mãi:
NGVN10K
Điều kiện:
CK 20/11

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Văn Chương Như Là Quá Trình Dụng Điển

Tác giả: Ngô Tự Lập

Chi tiết sản phẩm

(In lần thứ 3 - có sửa chữa, bổ sung)

Văn chương như là quá trình dụng điển, theo tác giả, là mấu chốt của vấn đề.
 

Một ví dụ: Trong một đám tù nhân, có một người ưa kể chuyện hài hước, nhưng vì thời gian trong tù quá lâu, anh ta không sáng tạo được những chuyện cười mới, nên cứ kể đi kể lại những chuyện cũ, rồi mã hóa nó bằng thứ tự số. Mỗi lần kể, anh ta chỉ cần nói ra các con số là những tù nhân cũ cười lăn lộn, trong khi đó, những tù nhân mới thì ngơ ngác.

Nhìn văn chương từ bình diện dụng điển, Ngô Tự Lập lý giải vì sao người châu Âu thích tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh hơn những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Ký ức, sự khốc liệt chiến tranh trong tiểu thuyết của Bảo Ninh bắt gặp ký ức thân phận của nhiều con người, của ký ức tập thể về những cuộc chiến khác nhau trên thế giới. Nhưng làng quê, sự xung đột quá đặc thù Việt Nam trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp lại có một không - thời - gian quá riêng; không phải là văn hóa, ký ức chung của đa số nhân loại.  

Trong quá trình dụng điển, tính thân thuộc, tín hiệu hóa và việc phát-nhận tín hiệu trong văn bản quyết định sức sống cô lập hay phổ biến của tác phẩm. Có hai hình thái dụng điển thông thường: điển tích văn học và điển tích đời sống. Cơ bản, nó là sự nắm bắt ký ức, môi trường văn hóa, những quy ước bất thành văn... của cộng đồng bạn đọc mà tác phẩm chạm đến. Từ đó, nhìn từ giác độ ngôn ngữ học, Ngô Tự Lập lật đổ quan niệm những nhà lý thuyết "nuôi ảo ảnh về ngôn ngữ văn chương" - những người nỗ lực định nghĩa đối lập ngôn ngữ văn chương với ngôn ngữ đời sống, phân biệt ngôn ngữ từng thể loại văn chương với nhau (mà ở đây, cụ thể là giáo sư Phan Ngọc, trước đó có các nhà hình thức chủ nghĩa Nga 1910 - 1920, trường phái cấu trúc Praha 1920 - 1930, Phê bình mới ở Anh, Mỹ từ 1940 - 1970...).

Cũng trên quy chiếu ngôn ngữ, tác giả có góc nhìn thiên về Heidegger, Bakhtin và các nhà tư tưởng hậu hiện đại khi tìm ra hàm nghĩa vấn đề là "văn chương không thể tồn tại bên ngoài xã hội, và như vậy nó luôn biến đổi cùng với xã hội" và nhận ra "trong các lý thuyết kinh điển, không lý thuyết nào có thể lý giải đầy đủ về bản chất của văn chương".

Từ những lập luận thấu đáo khởi đi bằng lý thuyết mới từ phương Tây, Ngô Tự Lập đã đưa vấn đề cốt lõi của cuốn sách trở về gần với quan niệm văn chương truyền thống phương Đông; cho rằng nghiên cứu văn học nếu chỉ dừng lại ở văn bản thì chỉ là một sự hoang tưởng. Nghiên cứu văn học phải là nghiên cứu con người, tìm thấy mối tương quan giữa tác phẩm và bối cảnh sinh ra nó, tương tác giữa tác giả với người thưởng thức. Và khi nhìn nhận như thế, mới thấy được hết chiều kích ý nghĩa, tồn tại sống động của văn học trong xã hội loài người.

Từ góc nhìn này, có thể hiểu lý do vì sao những giờ giảng văn trong trường học VN ngày nay không còn hấp dẫn được học sinh -sinh viên. Phải chăng hệ quan niệm thẩm mỹ lạc hậu hoặc đồng nhất đã khiến cho những nhà giáo đóng đinh tác phẩm, gây cái chết tức tưởi trên văn bản giáo khoa mà không tìm ra một kết nối, gợi mở ký ức hay mối tương quan nào đó với đời sống thực tại đang đổi thay ngoài kia?

Một công trình lý luận văn học được viết với cấu trúc, văn phong hiện đại, lập luận kỹ lưỡng và thiên về duy lý, gợi mở nhiều suy nghĩ trong thời buổi văn chương lu mờ trước đời sống. Rất đáng để tìm đọc nếu độc giả thực sự còn quan tâm đến sự tồn tại (cho dù) "lu mờ" đó.

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng