-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Văn Hoá Giảng Đường - Một Cẩm Nang Học Tập Tại Đại Học
Tác giả: Jean Brick, Maria Herke, Deanna Wong
Dịch giả: Khổng Thị Diễm Hằng, Nguyễn Thị Hải Diệu;
Nhà xuất bản: Dân Trí
Kích thước:
Số trang: 472
Loại bìa: Bìa mềm
Hãy để “Văn hóa giảng đường - Một cẩm nang học tập tại đại học” trở thành người bạn đồng hành cùng bạn vượt qua khó khăn trên giảng đường đại học
Thời sinh viên có lẽ là quãng thời gian tươi đẹp nhất của tuổi trẻ, được tự do, tự tại và cháy hết mình. Đây là giai đoạn chuẩn bị quan trọng để mỗi chúng ta vững bước, tự tin trên con đường tương lai phía trước. Chính vì vậy, trang bị tốt một hành trang cho các bạn học sinh cuối cấp và tân sinh viên sẽ giúp các em làm quen và thích nghi với môi trường đại học nhanh hơn.
Mỗi sinh viên khi bước qua cánh cổng đại học đều chưa đựng hàng nghìn câu hỏi, thắc mắc về nơi đây.
Học đại học có giống học THPT không?
Thầy cô đại học có thân thiện không? Xưng hô với thầy cô đại học như thế nào? Làm sao để giao tiếp được với thầy cô?
Làm thế nào để học tập hiệu quả trên giảng đường?
Cuốn sách “Văn hóa giảng đường - Một cẩm nang học tập tại đại học" là một cẩm nang hữu ích và cần thiết giúp sinh viên có góc nhìn tổng quan về văn hóa giảng đường đại học. Đồng thời, sách cũng cung cấp các kiến thức về kỹ năng học tập tại đại học: kỹ năng nghe giảng, kỹ năng đọc, làm việc nhóm/tham gia thực hành/hội thảo, tư duy phản biện, khai thác nguồn tri thức, kỹ năng viết luận, thể hiện cá tính trong việc trình bày các nội dung học tập,…
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SÁCH
Cuốn sách bao gồm 25 chương, chia thành 5 phần.
Phần 1: Giới thiệu về văn hóa học tập tại đại học
Phần 2: Học tập tại trường đại học
Phần 3; Trau dồi tư duy
Phần 4: Thể hiện giọng của mình và tham khảo giọng của các tác giả khác
Phần 5: Viết học thuật
Nếu phần 1 và phần 2 tập trung giải quyết 2 vấn đề: “Môi trường đại học trông như thế nào?” và “Tôi phải làm gì những gì ở trường đại học?” cho tân sinh viên, cũng như các bạn học sinh lớp 12.
Thì sang đến phần 3, độc giả sẽ biết được câu trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để giải quyết được một vấn đề?”. Và các yếu tố về quan điểm, lập trường, định kiến và tư duy phản biện chính là chia khóa cho mọi vấn đề.
Đại học là một nơi lý tưởng để bất cứ cũng có thể tự do thể hiện màu sắc, cá tính riêng của bản thân nhưng “Làm thế nào để cá tính của tôi bị mờ nhạt so với những sinh viên khác?”. Để trả lời cho câu hỏi này, nội dung phần 4 đưa ra cho độc giả những gạch đầu dòng quan trọng về “giọng” giúp bạn tự tin thể hiện được dấu ấn cá nhân qua từng sản phẩm học tập.
Phần cuối cùng là “Viết học thuật”. Đã là sinh viên thì ai cũng phải làm bài luận kết thúc mỗi học phần, theo nhóm hoặc cá nhân và khóa luận, luận án tốt nghiệp trước khi ra trường. Chính vì vậy, những kiến thức, kỹ năng về viết luận đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết giúp cho bất cứ sinh viên nào. Nó giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành sản phẩm bởi “Văn hóa giảng đường” đã đưa ra được một quy chuẩn chung nhất mà bài luận nào cũng cần có. Cuối cùng, hi vọng, "Văn hóa giảng đường” sẽ là một cẩm nang hữu ích và đồng hành cùng các bạn sinh viên trong suốt quãng thời gian sinh viên tươi đẹp này.
Nhận xét đánh giá